Người dân đã chú trọng sản xuất lúa hàng hóa

20/04/2012 08:50

Vào thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đang khẩn trương thu hoạch các trà lúa chín rộ của vụ đông xuân trong niềm vui được mùa bội thu...

Vào thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đangkhẩn trương thu hoạch các trà lúa chín rộ của vụ đông xuân trong niềm vui đượcmùa bội thu. Nhưng điểm mới nhất trong vụ đông xuân này là người dân địa phươngđã bắt đầu chú trọng đến việc sản xuất lúa theo hướng hàng hóa để đáp ứng nhucầu ngày càng cao của thị trường.



Nông dân xã Nâm N’đir thu hoạch lúa bằng máygặt đập liên hợp


Gia đình ông Hoàng Văn Tống ở xã NâmN’đir vụ đông xuân này đã gieo sạ được 1 ha lúa nước. Trong đó, gia đình ông đãdành 2 sào gieo sạ lúa Bắc thơm, 2 sào sử dụng giống xác nhận IR 64, diện tíchcòn lại gieo sạ giống lúa lai Nhị ưu 838. Mặc dù năng suất của tất cả các giốnglúa đều đạt từ 8-9 tạ/sào, nhưng vào thời điểm này giống lúa lai Nhị ưu 838 xemra “thắng thế”, bởi giá mua cao hơn hẳn và rất “hút hàng”. Do vậy, mặc dù 6 sàolúa Nhị ưu của ông chưa gặt về nhưng đã được thương lái đặt hàng với giá 5.000đồng/kg, cao hơn các giống lúa khác 200-300 đồng/kg. Ông Hoàng Văn Tống chobiết: “Không riêng gì gia đình tôi mà hiện nay, người dân làm lúa nước trên địabàn huyện đã chủ động áp dụng khá bài bản các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũngnhư đầu tư mua sắm phương tiện hiện đại phục vụ sản xuất. Vì bây giờ, bà con đãquan tâm đến sản xuất lúa theo hướng hàng hóa, nên khâu chọn giống và chấtlượng sản phẩm hợp với sở thích người tiêu dùng được chú trọng nhiều”. Cũnggieo sạ giống lúa lai Nhị ưu 838, vụ đông xuân này trên 1,5 ha lúa của gia đìnhông Nguyễn Văn Nam ở thôn 6, xã Buôn Choáh cho thu hoạch 13 tấn. Sau khi xuấtbán, gia đình ông thu về 60 triệu đồng. Ông Nam cho biết: “Việc trồng lúa bâygiờ đã nhàn hơn trước nhiều, vì các khâu quan trọng như làm đất, thu hoạch đềuđược cơ giới hóa nên chi phí đầu tư nhân công khá thấp và nhờ khép kín các côngđoạn sản xuất như vậy nên năng suất lúa cũng đạt khá cao. Do đó, sau khi trừcác khoản chi phí phân bón, thuốc trừ sâu… gia đình tôi cũng còn có lãi trên 40triệu đồng”. Qua tìm hiểu, nguồn lúa gạo của Krông Nô ngoài xuất cho các thươnglái ngoài tỉnh thì hiện nay, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh cũng rất ưachuộng. Bà Ngô Thị Hồng, một chủ ki ốt bán gạo tại chợ thị xã Gia Nghĩa chobiết: “Trước đây, người tiêu dùng đa số đến quầy của tôi mua gạo từ miền <_st13a_country-region w:st="on"><_st13a_place w:st="on">Nam lên, nhưngbây giờ có rất nhiều người đến hỏi mua gạo Krông Nô. Vì phần lớn gạo ở đây đềumới thu hoạch và về chuẩn loại thì cũng đủ các loại gạo thơm, gạo dẻo… chẳngthua kém gì gạo sản xuất ở đồng bằng Sông Cửu Long”. Do vậy, dù giá bán cóthấp, chậm hơn, nhưng theo người dân địa phương thì lúa IR 64, <_st13a_place w:st="on">OM 1706... hiện vẫn được thương lái đến mua một cách dễdàng. Ông Lê Thành, một thương lái mua lúa đến từ huyện Krông Ana (Đắk Lắk) chobiết: “Các loại gạo ở Krông Nô khá dẻo và thơm ngon nên người dân trên địa bàntỉnh Đắk Lắk khá ưa chuộng”.

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện KrôngNô thì vụ đông xuân này, toàn huyện đã gieo cấy được 1.711 ha lúa nước. Nhờ ápdụng hiệu quả phương pháp làm đất, chăm sóc theo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” vàquản lý dịch hại tốt nên năng suất lúa bình quân đạt khá cao, với trên 6,6tấn/ha. Trong đó, một số giống lúa được bà con đưa vào trồng trên diện rộng vàcho năng suất vượt trội như Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, BTE 1, BiO 404, TH3-3... trong sản xuất đại trà các giống ngắn ngày VND 95-20, IR 64, OMCS 2000,OM 1706… vụ này cũng cho năng suất khá cao so với mọi năm.

Có thể nói, nhờ đúc rút được kinh nghiệmcác vụ trước, đồng thời chủ động hơn trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật,đặc biệt là việc chọn giống, lịch thời vụ, quản lý dịch hại, sử dụng hiệu quảnguồn nước... nên vụ đông xuân này huyện Krông Nô lại đón thêm một vụ thu hoạchkhá trọn vẹn và ý nghĩa.

Bài, ảnh:Văn Tâm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Người dân đã chú trọng sản xuất lúa hàng hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO