Phát huy vai trò các trung tâm học tập cộng đồng

25/01/2013 10:05

Trong năm 2012, Trung tâm học tập cộng đồng (HTCÐ) xã Nam Xuân (Krông Nô) đã tổ chức được 16 lớp tập huấn, với khoảng 800 lượt người tham gia. Các lớp học được mở gồm: kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu, chăn nuôi gia cầm, heo, ghép cải tạo cà phê, trồng cây ca cao, chăm sóc cây lúa, bảo vệ thực vật...

Trong năm 2012, Trungtâm học tập cộng đồng (HTCÐ) xã Nam Xuân (Krông Nô) đã tổ chức được 16 lớp tậphuấn, với khoảng 800 lượt người tham gia. Các lớp học được mở gồm: kỹ thuậttrồng và chăm sóc cây hồ tiêu, chăn nuôi gia cầm, heo, ghép cải tạo cà phê,trồng cây ca cao, chăm sóc cây lúa, bảo vệ thực vật…



Điểmhọc tập cộng đồng tại bon Ja Ráh, xã Nam Nung


Trước khi mở lớp thìchính quyền, ngành chức năng cũng cố gắng tìm hiểu nguyện vọng của người dân,dựa vào đặc thù của địa phương để có thể trang bị những kiến thức “sát sườn”,phù hợp với tình hình sản xuất, làm ăn của bà con.

Tương tự, Trung tâm HTCÐxã Nam Ðà, trong năm 2012 cũng đã mở được 6 lớp tập huấn về phát triển sảnxuất, kinh doanh, chăn nuôi, lớp trồng trọt, làm phân vi sinh, chăm sóc sứckhỏe... Ông Hoàng Văn Lần, ở thôn Tân Lập, xã Nam Ðà cho biết: “Những lớp họcđã giúp bà con trong thôn biết cách làm ăn, trồng cây lúa, cây bắp, cây cà phêcho hiệu quả cao. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, hướng phát triểnkinh tế mà người dân trong thôn không biết thì đều có thể trình bày với trưởngthôn và sau đó sẽ được học ở Trung tâm HTCД.

Trung tâm HTCÐ xã NamNung thì phối hợp với các đoàn thể tổ chức các lớp tuyên truyền pháp luật,khuyến nông, các buổi tham quan học tập các mô hình chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi ở trong và ngoài xã. Thông qua đó, nhiều người dân, nhất là phụnữ, người nghèo đã có cơ hội được nâng cao kiến thức, được tư vấn... về cáclĩnh vực, chủ đề khác nhau.

Chị H’Lát ở bon JaRáh, xã Nam Nung chia sẻ: “Thông qua các lớp học, các buổi tọa đàm, nói chuyệndo Trung tâm HTCÐ tổ chức, bà con trong xã không chỉ nắm bắt được các đườnglối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn biết ápdụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, góp phần ổn địnhkinh tế gia đình”.

Qua thống kê, hiệnnay, trên địa bàn huyện Krông Nô đã xây dựng được 11 Trung tâm HTCÐ nằm ở hầuhếtcác xã, thị trấn và hoạt động kháhiệu quả. Thông qua học tập, người dân ở các vùng quê có cơ hội nắm bắt cáckiến thức xã hội cần thiết cũng như tiếp cận với khoa học kỹ thuật để áp dụngvào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Theo Phòng Giáodục-Ðào tạo huyện Krông Nô thì mặc dù vẫn còn gặp những khó khăn nhất định,nhưng những năm qua, các Trung tâm HTCÐ trên địa bàn huyện luôn duy trì hoạtđộng khá đều đặn, góp phần cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho nhân dân. Ðặcbiệt, người dân đã có ý thức về chủ trương học tập suốt đời để không ngừng nângcao kiến thức, kỹ năng sống cũng như sản xuất, làm ăn. Hàng năm, kế hoạch họctập được huyện phối hợp với các địa phương xây dựng cụ thể, với những chuyên đềphù hợp với từng vùng miền, từng thời kỳ và từng đối tượng khác nhau để truyềnđạt. Nội dung học tập bám sát nguyện vọng của người dân, đặc thù của vùng để cótổ chức những lớp học kịp thời, trang bị những kiến thức cần thiết trên từnglĩnh vực cho người dân.

Hiện tại, trong năm2013 này, huyện đang có kế hoạch tập trung mở các lớp với nội dung sát thực,liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻem; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ môi trường; tìm hiểu pháp luật; tập huấn, chuyểngiao khoa học, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...Việc tổ chức học tập tại cácTrung tâm HTCÐ sẽ đi sâu vào chất lượng, với kiến thức tổng hợp nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Bài, ảnh:Đức Hùng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát huy vai trò các trung tâm học tập cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO