Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Phan Tuấn| 20/11/2019 08:57

Những năm gần đây, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã được nhiều người dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã... trên địa bàn huyện Tuy Đức (Đắk Nông) chú trọng, góp phần giúp nông dân giảm công lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

ADQuảng cáo

Trên các cánh đồng lúa, khoai lang... ở huyện Tuy Đức ngày càng có nhiều phương tiện máy móc được đưa vào sản xuất nông nghiệp, giảm bớt nhân công lao động

Những ngày qua, anh Phạm Văn Khang, ở xã Đắk Búk So đã sử dụng máy móc cày xới 1 ha khoai lang. Nhờ vậy, việc thu hoạch khoai lang cũng trở nên dễ dàng, bớt công lao động hơn trước. Anh Khang cho biết: Khi sử dụng máy cày, tôi đào xới 1 ha khoai lang chỉ trong khoảng thời gian 5 tiếng đồng hồ. Lúc này, gia đình tôi chỉ cần thuê mướn, huy động thêm 20 nhân công thu gom trong 5 giờ là xong hết công việc. So với phương pháp khác thì cách làm này đã giúp gia đình tôi bớt đi được 40 công lao động, đỡ chi phí khoảng 10 triệu đồng tiền thu hoạch.

Tương tự, anh Nguyễn Anh Tuấn, bon Đắk Huýt, xã Quảng Trực đang sử dụng 2 máy tách vỏ sa chi được đầu tư kinh phí trên 50 triệu đồng. Theo anh Tuấn, chỉ cần 1 giờ đồng hồ, 1 máy tách vỏ sa chi có thể sản xuất được 200 kg. Số lượng đó nếu một người nông dân làm miệt mài phải mất 3 ngày mới có thể hoàn thành. Rõ ràng, việc sử dụng máy móc vào sản xuất sa chi đã giúp gia đình tôi đỡ tốn kém về mặt thời gian, công sức.

ADQuảng cáo

"Việc sử dụng máy móc còn giúp gia đình tôi chủ động được hàng hóa cung ứng các đơn hàng cho đối tác; chất lượng sản phẩm lại đẹp, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt so với sản xuất thủ công”, anh Tuấn cho biết thêm.

Việc sử dụng máy móc bóc tách vỏ sa chi đã giúp anh Nguyễn Anh Tuấn giảm bớt công lao động, năng suất tăng cao

Theo bà Phạm Thị Phượng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Tuy Đức, thời gian qua, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã không ngừng tăng lên. Người nông dân đã mạnh dạn đưa máy móc vào sản xuất, từ đó tiết kiệm sức lao động, giảm giá thành sản phẩm, giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt lao động và nâng cao thu nhập cho nông dân. Việc người dân tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển giao vào sản xuất được coi là khâu đột phá để thúc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Theo thống kê, sau gần 5 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh cơ giới sản xuất nông nghiệp ở huyện Tuy Đức, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp tăng 20,7% so với năm 2015. Cụ thể, đến nay trên địa bàn đã có trên 46.720 máy móc, thiết bị các loại phục vụ trong nông nghiệp. Mức độ cơ giới hóa bình quân toàn huyện ở một số khâu trong sản xuất nông nghiệp đã đạt mức cao như: Làm đất trồng cây hằng năm đạt 63%; phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, hồ tiêu, cà phê đạt hơn 70%; vận chuyển gần 100%; xay xát vỏ hạt 95%; tưới nước 98%...

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO