Cần cù, chịu khó, anh Mông Việt Chung (SN 1992), dân tộc Nùng ở thôn 10, xã Ðắk R’la (Ðắk Mil) đã mạnh dạn lựa chọn nghề cơ khí để lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình.
Anh Trần Đình Lượng, phụ trách kinh doanh Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Nam Hà (Cư Jút) cùng các cộng sự của mình đã nghiên cứu, sáng tạo nhằm chế biến nhiều sản phẩm từ quả gấc. Các sản phẩm từ gấc, đặc biệt là bún gấc đã được đánh giá cao, nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.
Năng động, sáng tạo, nhiều bạn trẻ đã tìm tòi, vận dụng lợi thế của địa phương để mở ra hướng phát triển kinh tế, truyền cảm hứng khởi nghiệp, lập nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng cho thanh niên, người dân trên địa bàn.
Chủ nhân khu vườn cà phê đặc biệt này là ông Nguyễn Thanh Hải ở thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa). Vườn cà phê gần 3 ha của gia đình được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp sản lượng hàng năm luôn cao hơn 2-3 lần so với trung bình.
Một lần phải trả gần nửa triệu đồng cho một ly cà phê, anh Nguyễn Tấn Lực đã quyết định chuyển hướng để làm cà phê chồn. Rời Bình Dương, anh Lực bắt tay khởi nghiệp từ 4 con chồn hương trên vùng đất Đắk Nông.
Với trách nhiệm của mình, các tổ chức đoàn, hội đã quan tâm khích lệ, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên tích cực thi đua phát triển kinh tế bằng nhiều mô hình mới, với cách làm hay, góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đó là lời khuyên mà các anh chị đi trước dành cho các tác giả có dự án tham gia Cuộc thi khởi nghiệp năm 2021 tại buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm do Tỉnh đoàn Đắk Nông tổ chức mới đây.
“Đồng bào Mông ở cụm dân cư Đắk Nang giờ đây không còn lo lắng về cái ăn, cái mặc, nhiều người còn tính đến chuyện làm du lịch dựa vào bản sắc của dân tộc!”, anh Giàng A Phương, Trưởng thôn 2, xã Đắk Som (Đắk Glong) tự hào giới thiệu về cụm dân cư Đắk Nang-một thời là vùng đất đầy khó khăn.
Ban tổ chức cuộc thi vừa công bố kết quả sơ khảo và danh sách 120 dự án lọt vào vòng bán kết Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2021.
UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 6673/UBND-KTTH, ngày 17/11/2021 về việc triển khai các hoạt động tổ chức cuộc thi Khởi nghiệp tỉnh Đắk Nông lần thứ II, năm 2021 theo tinh thần linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Thời gian qua, các cơ sở đoàn trong tỉnh đã tích cực triển khai công tác tuyên truyền, định hướng khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thanh niên. Từ những hoạt động hữu ích này, các bạn trẻ đã có hành trang kiến thức cần thiết, tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế gia đình.
Đam mê làm bánh, chị Trần Thị Sang, ở tổ dân phố 1, phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) đã từ bỏ việc làm ổn định để khởi nghiệp với việc tự làm, tự đăng bán các loại bánh ngọt trên mạng, thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng, sử dụng.
Thời gian qua, Nhóm Thanh niên phát triển kinh tế xã Đắk D'rô (Krông Nô) đã phát huy hiệu quả thiết thực trong việc thúc đẩy phong trào lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế bằng các mô hình chăn nuôi, ngay trên chính mảnh đất quê hương trong thanh niên nông thôn.
Sáng tạo và chịu khó học hỏi, chị Phạm Thị Vân, ở thôn 3, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã bước đầu gặt hái được thành công khi sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ tự nhiên.
Năm 2019, anh Đặng Ngọc Hương ở thôn 1, xã Đắk Ha (Đắk Glong) trồng 600 cây nhãn Hương Chi xen trong vườn sầu riêng. Sau hai năm chăm sóc, đến nay, vườn nhãn đã cho thu hoạch, đem lại cho gia đình anh một khoản thu nhập khá.
Tận dụng nguồn dược liệu quý sẵn có tại địa phương, anh Trần Văn Hoàng, cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Tuy Đức đã làm ra sản phẩm cao An Xoa, giúp hỗ trợ điều trị cho người có các chứng bệnh về gan.
Tìm hướng phát triển kinh tế mới cho bản thân, bạn Đinh Công Bộ Lĩnh, Phó Bí thư Đoàn xã Ea Pô (Cư Jút) quyết định thử sức mình với mô hình nuôi dế mèn thương phẩm.