Dự án điện phân nhôm Đắk Nông: Cần sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các sở, ngành và địa phương

Bình An| 04/04/2017 11:04

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông tại Khu công nghiệp Nhân Cơ, xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp) do Công ty TNHH luyện kim Trần Hồng Quân làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư khoảng 690 triệu USD; trong đó phân kỳ 1 khoảng 350 triệu USD, phân kỳ 2 là 175 triệu USD và phân kỳ 3 là 165 triệu USD.

ADQuảng cáo

Diện tích sử dụng đất của toàn bộ nhà máy là 128 ha. Công suất thiết kế là 450.000 tấn nhôm/năm, chia thành 3 phân kỳ với công suất tương ứng dự kiến từ giữa năm 2018 là 150.000 tấn/năm; giữa năm 2019 là 300.000 tấn/năm; giữa năm 2020 là 450.000 tấn/năm. Sản phẩm của dự án là phôi nhôm, bao gồm nhôm thỏi và nhôm thanh tròn, đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.

Nhà máy điện phân nhôm được thiết kế và xây dựng theo công nghệ với yêu cầu cao nhất hiện nay là tiêu chuẩn của Canada; có hệ thống quan trắc tự động tại đầu ra để kiểm soát 24/24 giờ nồng độ khí và bụi thải ra môi trường; chất có hại trong khí và bụi thải ra môi trường thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam.

Trên công trường xây dựng nhà máy điện phân nhôm Đắc Nông tại Khu công nghiệp Nhân Cơ. Ảnh tư liệu

Theo đánh giá, sau khi Dự án đi vào hoạt động sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông. Cụ thể, với công suất 300.000 tấn/năm dự kiến Dự án nộp ngân sách 420 triệu USD, sau khi trừ đi chi phí hỗ trợ của Nhà nước 229,76 triệu USD thì số dư nộp ngân sách của Nhà nước là 190,24 triệu USD, bảo đảm hiệu quả đối với chủ đầu tư và Nhà nước, địa phương.

Theo tính toán của Chủ đầu tư khi dự án đạt công suất 450.000 tấn/năm, dự tính Dự án sẽ đóng góp cho GDP của tỉnh khoảng 700 triệu USD/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước bình quân khoảng 120 triệu USD/năm (riêng VAT khoảng 112 triệu USD/năm).

ADQuảng cáo

Cùng với đó, Dự án góp phần hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ từ khai thác bô xít - sản xuất alumin - điện phân nhôm và các sản phẩm chế biến sau nhôm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên.

Nếu đạt công suất 450.000 tấn/năm, dự án sẽ bao tiêu 100% sản phẩm alumin của Nhà máy alumin Nhân Cơ và khoảng 40% sản lựợng của Nhà máy alumin Tân Rai do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã đầu tư, hỗ trợ tích cực cho hiệu quả của Nhà máy Alumin Nhân Cơ và Nhà máy Alumin Tân Rai. Đồng thời cung cấp, thay thế toàn bộ lượng nhôm phải nhập khẩu hiện nay.

Việc sản xuất nhôm sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm alumin gấp gần 3 lần (giá alumin bằng khoảng 16 - 17% giá nhôm, 2 tấn alumin sản xuất được 1 tấn nhôm). Hiện nay toàn bộ alumin của các Nhà máy đều phải xuất khẩu do trong nước chưa có nhu cầu.

Việc sản xuất nhôm kim loại tại Đắk Nông sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ nhôm tại Tây Nguyên. Hiện nay một số đối tác Nhật, Malaysia, Hàn Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ và đặt vấn đề mua nhôm lỏng của Dự án để gia công tiếp thành một số sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm như: nhôm định hình, vành bánh xe, vỏ động cơ, vỏ đồ hộp… tại khu vực dự án. Đồng thời, Dự án sẽ tạo việc làm trực tiếp cho khoảng trên 800 lao động, khoảng 1.800 lao động gián tiếp phục vụ cho dự án, phần lớn là lao động địa phương.

Dự án điện phân nhôm Đắk Nông là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt. Tuy nhiên, đến nay, nhìn chung tiến độ vẫn còn chậm, nhất là các hạng mục cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Nhân Cơ chưa bảo đảm tiến độ lắp đặt thiết bị Nhà máy điện phân nhôm. Để bảo đảm tiến độ, sớm đưa Dự án đi vào hoạt động, rất cần sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các sở, ngành và địa phương liên quan.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự án điện phân nhôm Đắk Nông: Cần sự vào cuộc đồng bộ, mạnh mẽ của các sở, ngành và địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO