Kết quả bước đầu từ chương trình cải tạo đàn bò ở Krông Nô

23/05/2011 10:52

Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò của huyện giai đoạn 2006-2010, Trạm Khuyến nông huyện Krông Nô đã hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật cho phối giống giữa giống bò lai sind nhóm zêbu với giống bò cỏ tại đại phương...

ADQuảng cáo

Thựchiện chương trình cải tạo đàn bò của huyện giai đoạn 2006-2010, Trạm Khuyếnnông huyện Krông Nô đã hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật cho phối giống giữagiống bò lai sind nhóm zêbu với giống bò cỏ tại đại phương. Chương trình nàykhông những đẩy nhanh quá trình cải tạo đàn bò theo hướng ngoại tại địa phươngmà còn giúp nhiều hộ dân có cơ hội phát triển kinh tế.


Đàn bò laisind nhóm zêbu của gia đình bà Ngân

ADQuảng cáo

Gia đình ông Trần ĐìnhDung ở thôn Đắk Trung, xã Đắk D’rô đã nâng cao được giá trị kinh tế chăn nuôibò từ chương trình này. Ông Dung cho biết: “Trước đây, gia đình tôi đã từngnuôi giống bò vàng từ 10 đến 15 con nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm2007, sau khi có chương trình cải tạo của huyện nhằm nâng cao chất lượng đànbò, gia đình đã được hỗ trợ 1 con bò đực thuộc giống lai sind. Được sự hướngdẫn của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, gia đình đã tiến hành đem con bò đựcgiống phối với 4 con bò cái cỏ và đã sinh ra được 4 con bê lai có tầm vóc lớn,thể hình đẹp. Đến nay, 4 con bò lai đã bước vào tuổi trưởng thành có giá trịkinh tế cao”.Tương tự, gia đình chịHoàng Thị Ngân ở thôn Đắk Hợp, xã Đắk D’rô sau 2 năm thực hiện mô hình cải tạođàn bò thì đôi bò cái của gia đình chị đã sinh sản được 2 con bê lai thuộcgiống bò lai sind nhóm zêbu. Chỉ trong 6 tháng nuôi, nếu xuất bán thì mỗi concó giá từ 6-7 triệu đồng, cao hơn từ 3 đến 4 triệu đồng/con so với giống bò cỏ.Ông Nguyễn Văn Rĩnh, Chủ tịch UBND xã Đắk D’rô cho biết: “Khi nhận chương trìnhcải tạo đàn bò theo hướng lai sind, bà con nông dân trong xã rất phấn khởi. Cáchộ được nhận bò giống đều tích cực chuẩn bị chuồng trại, đảm bảo đủ diện tíchđể nuôi nhốt bò. Bên cạnh đó, bà con đã tận dụng triệt để nguồn phế liệu nôngnghiệp để chế biến thức ăn cho bò, đặc biệt là rơm cỏ và thân cây ngô, cho uốngnước sạch… Vì thế, đến nay, toàn xã có gần 250 con bê lai được sinh ra, vừa gópphần đưa ngành chăn nuôi của xã phát triển theo hướng bền vững vừa đem lại thunhập cao cho người dân”. Không riêng gì xã Đắk D’rô mà mô hình cải tạo đàn bòtheo hướng cho lai với giống bò lai sind nhóm zebu đã mang lại hiệu quả kinh tếcao cho nhiều hộ dân tại nhiều xã khác. Ông Đinh Xuân Phong ở thôn Đức Lập, xãĐắk Sô phấn khởi cho biết: “Nuôi giống bò lai này, yêu cầu mình phải biết cáchchăm sóc và phòng dịch bệnh cũng như thực hiện đúng chế độ ăn uống. Nhờ làm tốtcông tác đó, đến nay đàn bò của gia đình đã sinh ra được 5 con bê lai rất khỏe,đẹp và có sức đề kháng rất tốt”.

Theo Trạm Khuyến nông huyện Krông Nô thìtừ khi chương trình cải tạo đàn bò theo hướng cho phối với giống bò lai sindnhóm zebu, đến nay, toàn huyện đã tiến hành cho 11 con bò đực giống phối với567 con cái và đã sinh ra được 481 con bê lai, chiếm hơn 25% so với đàn bò củahuyện. So với giống bò cỏ tại địa phương thì giống bò lainày có thể hình rất đẹp, sức đề kháng cao, tỷtrọng chất dinh dưỡng cao hơn từ 10-15%. Để đảm bảo đàn bò giao cho các hộ dânphát triển tốt, ngay khi triển khai chương trình, cán bộ chuyên môn của Trạm đãtích cực phối hợp với các xã hướng dẫn cho bà con từ khâu chuẩn bị chuồng trại,chọn giống cái, chăm sóc nuôi dưỡng đến việc chuẩn bị thức ăn sao cho hợp lýnhất. Cùng với đó, Trạm cũng thường xuyên cử cán bộ theo dõi tình hình sinh trưởng,phát triển và tư vấn trực tiếp cho các hộ về kĩ thuật trong quá trình thực hiệnchương trình. Vì thế, tất cả bà con đều thực hiện tốt việc sửa sang làm mớichuồng trại, đảm bảo diện tích và thực hiện tốt cách phòng chống dịch bệnh, vệsinh môi trường trong quá trình chăn nuôi. Thời gian tới, Trạm sẽ tiếp tụctuyên truyền, vận động người dân tham gia để nhân rộng chương trình; đồng thời,giới thiệu và tập huấn cho bà con về cách trồng và chăm sóc nhiều giống cỏ mớinhư cỏ voi, cỏ ngọt, cỏ ghine… để phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Đặc biệt,Trạm còn tích cực phối hợp với các cấp, ngành thực hiện việc quy hoạch vùngchăn nuôi thành mô hình trang trại tập trung, phấn đấu đến năm 2015 tổng số bòlai trên toàn huyện đạt 100%.

Bài, ảnh:Nguyễn Lương

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kết quả bước đầu từ chương trình cải tạo đàn bò ở Krông Nô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO