Nhiều vùng sản xuất nông sản đủ điều kiện xuất khẩu

Hưng Nguyên| 27/12/2022 09:48

Ngành Nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đang triển khai các giải pháp giúp các vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số. Từ đó, từng bước hoàn thiện các điều kiện xuất khẩu nông sản chính ngạch vào các thị trường quốc tế.

ADQuảng cáo

Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Nghiệp Xuân (Gia Nghĩa) có 30,5 ha sầu riêng, sản lượng 600 tấn/năm. Những năm qua, Công ty đã thay đổi phương thức sản xuất, nên sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Công ty đã dần chuyển đổi sang trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ, đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, Công ty thực hiện ghi chép nhật ký chăm sóc cây trồng, gắn mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu…

Nhờ đó, 30 ha sầu riêng của Công ty đã đủ điều kiện để được cấp mã vùng trồng, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, châu Âu, Mỹ...

Bà Lầu Kiều Vân, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, Công ty đã đáp ứng các yêu cầu của đơn vị nhập khẩu. Công ty hi vọng sẽ sớm đưa sầu riêng Đắk Nông xuất khẩu sang các thị trường khó tính để nâng cao giá trị sản phẩm.

Vườn sầu riêng được cấp mã vùng trồng của Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Nghiệp Xuân

Tương tự, HTX Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Tâm Phúc (Tuy Đức), đã được cấp 2 mã vùng trồng. Mã vùng trồng thứ nhất được cấp cho 2 ha chanh leo, sản lượng 16.000 tấn/năm. Hiện nay, HTX đang hoàn thiện mã đóng gói chanh leo để phục vụ xuất khẩu.

HTX cũng đã được cấp mã vùng trồng sầu riêng với 100 ha, sản lượng 3.000 tấn/năm. Hiện nay, HTX đang xúc tiến thương mại, kết nối thị trường để đưa sầu riêng xâm nhập vào thị trường quốc tế.

Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Nghiệp Xuân (Gia Nghĩa) có 30,5 ha sầu riêng, sản lượng 600 tấn/năm. Những năm qua, Công ty đã thay đổi phương thức sản xuất, nên sản phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu.

Công ty đã dần chuyển đổi sang trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ, đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, Công ty thực hiện ghi chép nhật ký chăm sóc cây trồng, gắn mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu…

Các vùng sản xuất được cấp mã vùng trồng đều bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn

Nhờ đó, 30 ha sầu riêng của Công ty đã đủ điều kiện để được cấp mã vùng trồng, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, châu Âu, Mỹ...

ADQuảng cáo

Bà Lầu Kiều Vân, Tổng Giám đốc Công ty cho biết, Công ty đã đáp ứng các yêu cầu của đơn vị nhập khẩu. Công ty hi vọng sẽ sớm đưa sầu riêng Đắk Nông xuất khẩu sang các thị trường khó tính để nâng cao giá trị sản phẩm.

Tương tự, HTX Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Tâm Phúc (Tuy Đức), đã được cấp 2 mã vùng trồng. Mã vùng trồng thứ nhất được cấp cho 2 ha chanh leo, sản lượng 16.000 tấn/năm. Hiện nay, HTX đang hoàn thiện mã đóng gói chanh leo để phục vụ xuất khẩu.

HTX cũng đã được cấp mã vùng trồng sầu riêng với 100 ha, sản lượng 3.000 tấn/năm. Hiện nay, HTX đang xúc tiến thương mại, kết nối thị trường để đưa sầu riêng xâm nhập vào thị trường quốc tế.

Còn Công ty TNHH Sản xuất, thương mại, dịch vụ Rồng Đỏ (Đắk R'lấp) được cấp mã vùng trồng cho 10ha sầu riêng, sản lượng khoảng 80 tấn/năm để xuất khẩu sang thị trường Singapore.

Công ty có 10 ha bưởi, sản lượng 20 tấn quả/năm đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hiện Công ty đang cố gắng hoàn tất các điều kiện phụ khác như bao bì, mẫu mã sản phẩm để phục vụ xuất khẩu.

Nông dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mã vùng trồng

Tại thôn Nam Tiến, xã Ea Pô (Cư Jút), có gần 20 ha xoài, sản lượng khoảng 700 tấn/năm của trang trại Hoàng Văn Thuyết đã được cấp mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Australia.

Đây là một trong những mã vùng trồng xoài đầu tiên của Đắk Nông. Chủ trang trại cho biết, được cấp mã vùng trồng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất.

Ngoài các mã vùng trồng, trên địa bàn tỉnh còn có 2 cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu đã được cấp mã số. Các cơ sở đóng gói này đã đáp ứng được các điều kiện cơ bản của nước xuất khẩu.

Theo Chi cục Phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Nông, đơn vị đã và đang hỗ trợ thực hiện cấp mã số vùng trồng cho một số loại cây ăn trái chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Chi cục đã hoàn thiện và đang gửi hồ sơ tới Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) thẩm định 24 hồ sơ cấp mã vùng trồng, 4 cơ sở đóng gói. Ngoài ra, có 31 hồ sơ đăng ký mã vùng trồng đang được Chi cục kiểm tra, đánh giá.

Chi cục đang tích cực hướng dẫn người dân áp dụng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hình thành các chuỗi liên kết để có số lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều vùng sản xuất nông sản đủ điều kiện xuất khẩu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO