Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần tạo liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Thanh Nga| 02/07/2019 08:43

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và tổ chức sản xuất theo hướng xây dựng tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) kiểu mới.

ADQuảng cáo

Nông dân Đắk Song trồng dâu, nuôi tằm có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Ứng dụng khoa học vào sản xuất

Phong trào đã thúc đẩy nông dân ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng trang trại, gia trại, nông, lâm kết hợp. Từ phong trào, nhiều địa phương đa dạng các hình thức canh tác, với những loại giống cây trồng mới, hiệu quả và đem lại thu nhập cao. Các cây trồng như chanh dây, hoa, cây ăn quả ngày càng được nông dân mở rộng diện tích và chọn những giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Điển hình, ban đầu xuất phát từ xã Đắk Búk So (Tuy Đức), đến nay tại các huyện, thị xã trong tỉnh đều trồng khoai lang Nhật Bản. Tại huyện Đắk Glong, nông dân trồng thanh long ruột đỏ, ổi Đài Loan, chè cành TB14 và dâu tằm. Tại thị xã Gia Nghĩa nông dân trồng cam, bơ, măng cụt, sầu riêng, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn tham gia xuất khẩu.

Chăn nuôi cũng ngày càng đa dạng và ứng dụng khoa học vào sản xuất nhằm cung cấp cho thị trường sản phẩm chất lượng sạch như gà an toàn sinh học, bò thịt lai Sin và mở rộng một số động vật hoang dã như nai, lợn rừng, dúi...

Trong phong trào cũng đã xuất hiện nhiều trang trại được khởi nghiệp và thành lập từ hộ nông dân SXKD giởi các cấp. Điển hình như trang trại Thu Thủy (Đắk Song), với 40 ha trồng hồ tiêu sinh thái, trong 5 năm liền được Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Trang trại Gia Trung với 45 ha sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, khẳng định về giá trị kinh tế và thương hiệu cho nông sản Đắk Nông.

ADQuảng cáo

Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 1.125 trang trại; trong đó 1.130 trang trại trồng trọt, 77 trang trại chăn nuôi... đã tạo tiền đề hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn... để liên kết, thực hiện đồng bộ từ xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa đặc trưng đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Trong đó, tại huyện Krông Nô, có cánh đồng lớn trồng lúa ở xã Buôn Choáh; vùng chuyên canh trồng ngô ở các xã Nâm N’Đir, Buôn Choáh, Đức Xuyên. Các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả khác với nhiều triển vọng về hiệu quả sản xuất.

Nông dân xã Đắk Gằn (Đắk Mil) thành lập HTX xoài Đắk Gằn, tạo vùng nguyên liệu trên 1.000 ha

Tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể

Từ phong trào nông dân SXKD giỏi, các hộ dân thể hiện được vai trò hình thành các THT, HTX và thu hút đông đảo nông dân tham gia. Trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều THT trồng cà phê chất lượng 4C, rau an toàn và các nhóm đồng sở thích. Trong đó, huyện Đắk Song hình thành các nhóm đồng sở thích về nhóm trồng rau VietGAP. Tại huyện Đắk Mil, xã Thuận An có THT cải tạo vườn cà phê cao sản; ở xã Đức Mạnh có THT chăn nuôi. Nông dân thôn 4, xã Tâm Thắng (Cư Jút) thành lập THT chuyên sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Đến nay, toàn tỉnh có có 262 THT và 118 HTX đang hoạt động. Trong đó, Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thị xã trực tiếp hướng dẫn thành lập 63 THT và tham gia vận động thành lập nhiều HTX. Hầu hết các THT hình thành xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hướng tới sản xuất theo nhu cầu của thị trường, giúp giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định ở cơ sở. Các THT, HTX, nhóm đồng sở thích tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp đỡ hàng trăm hộ về vốn, vật tư sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi...

Từ hiệu quả của phong trào nông dân SXKD giỏi đã góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương...

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần tạo liên kết trong sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO