Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học: Chưa đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển của địa phương

16/03/2011 08:49

Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), từ đầu năm 2006, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 07-CTr/TU ngày 16-3-2006 về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”...

ADQuảng cáo

Thựchiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X), từ đầu năm2006, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 07-CTr/TU ngày 16-3-2006 về “Đẩy mạnhphát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước”. Theo đó, UBND tỉnh cũng đã có Quyết định số1278/QĐ-UBND ngày 12-10-2006 về việc ban hành “Kế hoạch phát triển và ứng dụngcông nghệ sinh học tỉnh Đắk Nông đến năm 2020” .


Trình diễn môhình sản xuất cà phê hòa tan tại Công ty TNHH MTV Đắk Tín (Đắk Mil). Ảnh:Quốc Sỹ

Thực hiện chương trình trên, ngoài việcquán triệt, tuyên truyền chung, trong giai đoạn 2006-2010, trên địa bàn tỉnh đãtriển khai 53 nhiệm vụ khoa học và công nghệ với tổng kinh phí là trên 14,2 tỷđồng. Các nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôimới, các chế phẩm sinh học góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nângcao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Nhiều giống cây trồng mới đã đượcnghiên cứu khảo nghiệm, thử nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc bổ sung,chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.Cụ thể, trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp thì đã triển khai xây dựng hàng ngàn môhình sản xuất trình diễn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống câytrồng, vật nuôi, với sự tham gia của hơn 5000 hộ nông dân. Trong công nghiệpchế biến thì đã sử dụng các enzim trong chế biến tiêu sọ, sử dụng các chủng visinh vật phân giải xenlulô, cố định đạm…trong các cơ sở sản xuất phân vi sinh.Trong lĩnh vực y-dược thì đã ứng dụng các chế phẩm sinh học hiện đại góp phầnnâng cao chất lượng công tác y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏenhân dân. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì đã ứng dụng các chế phẩm sinhhọc công nghệ biôgas trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môitrường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chú ý đến phát triển tiềm lực khoa học, côngnghệ cho công nghệ sinh học. Trên cơ sở của nhu cầu hiện tại, các ngành, địaphương đã triển khai tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầuphát triển trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Thông tin công nghệ sinh học cũngđược phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận, khai thác, cập nhật, phổ biến vàphục vụ nghiên cứu khoa học, đưa nhanh các thành tựu công nghệ sinh học vào ứngdụng trong sản xuất, đời sống. Trong điều kiện nguồn tài chính còn nhiều khókhăn, nhưng tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng và pháttriển công nghệ sinh học. Đây là cơ sở để từng bước tạo tiền đề cho việc pháttriển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học, góp phần nâng cao chất lượng, sứccạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm sản chế biến, nhấtlà chế biến xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra,các ngành cũng còn chủ động đầu tư một số thiết bị thử nghiệm chuyên ngành tronglĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ sinh học vàosản xuất và đời sống.


Sản xuất phân bón tại Công ty Cổ phần Phân bón Thương mại Phú Thịnh(Đắk Mil). Ảnh: Quốc Sỹ

ADQuảng cáo

Theo đánh giá của tỉnh, qua 4 năm thựchiện Chương trình 07 của Tỉnh ủy thì nhiều tiến bộ kỹ thuật trong công nghệsinh học đã được ứng dụng và nhân rộng trong toàn tỉnh, góp phần nâng cao năngsuất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản địa phương, bảo vệ môitrường và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tuy nhiên, theo đánh giáviệc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học mới chỉ đạt đượcnhững kết quả nhất định và còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế củađịa phương. Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình, các ngành, các cấp đã cósự quan tâm khuyến khích đầu tư và hỗ trợ cho việc phát triển và ứng dụng côngnghệ sinh học vào sản xuất, đời sống. Thế nhưng, thực tế thì sự phối hợp giữacác cấp, ngành trong hoạt động này còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng chưatạo ra một hệ thống các thể chế đồng bộ để khuyến khích đầu tư cũng như hỗ trợcho việc phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, cáccấp, các ngành cũng chưa xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện chươngtrình, kế hoạch đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành. Do đó, việc ứng dụng cáctiến bộkỹ thuật trong lĩnh vực công nghệsinh học chủ yếu vẫn mang tính tự phát của từng ngành, địa phương, người dân.Các thành tựu của công nghệ sinh học cũng vì thế mà chưa được khai thác và ứngdụng kịp thời để góp phần mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và đời sống.Cùng với đó, những chính sách cụ thể và hệ thống tổ chức hoạt động cho lĩnh vựcnày chưa được xây dựng, phát triển đồng bộ dẫn đến việc triển khai, phát triểncông nghệ sinh học trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất,đời sống cũng như chưa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinhtế-xã hội ở địa phương. Mặt khác, cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao,trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh họcphù hợp với điều kiện của tỉnh vừa thiếu lại vừa yếu, chưa tạo được môi trườnghoạt động nhằm thu hút nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học cho tỉnh…

Trên cơ sở những kết quả và hạn chế qua 4năm thực hiện Chương trình số 07 của Tỉnh ủy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếptục đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào lĩnhvực nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược và bảo vệ môi trường. Nhấtlà chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, tiến tới sản xuất được mộtsố sản phẩm chủ lực có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế –xã hộicủa địa phương. Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật, phòng thínghiệm, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ứng dụng, chuyển giao các thànhtựu công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống cũng sẽ được chú trọng hơn nữa.

Lam Giang

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học: Chưa đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển của địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO