Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Đắk R’lấp: Tăng cường mối liên kết giữa “4 nhà”

03/11/2011 07:45

Thực hiện Chương trình số 07-Ctr/TU, ngày 26-3-2006 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong 5 năm qua, huyện Đắk R’lấp đã có nhiều hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn...

ADQuảng cáo

Thựchiện Chương trình số 07-Ctr/TU, ngày 26-3-2006 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh pháttriển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, trong 5 năm qua, huyện Đắk R’lấp đã có nhiều hoạt động tíchcực, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho người dân và doanhnghiệp trên địa bàn.

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện ĐắkR’lấp thì trước đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học vào trong quá trình sảnxuất của người dân trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, hoạt động sảnxuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa theo một quy hoạch cụ thể. Việctiếp cận thông tin khoa học công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói riêngcủa bà con lại tồn tại nhiều bất cập, vì nhiều loại vật tư, thiết bị nôngnghiệp đưa vào thị trường chỉ mới dừng lại ở việc quảng cáo, chứ chưa có sựnghiên cứu và kiểm chứng từ thực tế sản xuất trong nhân dân... Tuy nhiên, từsau khi triển khai Chương trình số 07-Ctr/TU của Tỉnh ủy, nhiều hoạt động ứngdụng công nghệ sinh học đã được chính quyền các cấp trên địa bàn huyện triểnkhai sâu rộng. Theo đó, hàng năm, địa phương đã tổ chức các hội nghị đánh giákết quả sản xuất, hội nghị đầu bờ và trình diễn mô hình kỹ thuật. Đội ngũ cánbộ làm công tác khuyến công, khuyến nông cũng đã tiến hành nghiên cứu thực tiễnđể có những mô hình ứng dụng hiệu quả và kịp thời nhân rộng trong nhân dân;đồng thời, một số nơi đã có sự liên kết, liên doanh để hình thành nên các tổhợp tác, hợp tác xã và trang trại trong sản xuất, kinh doanh…



Cán bộ khoahọc và công nghệ trình diễn kỹ thuật nuôi giun quế tại xã Quảng Tín (Đắk R’lấp)

ADQuảng cáo


Thực tế,thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học, nhiều giống cây trồng, vậtnuôi mới đã sớm được triển khai trên địa bàn huyện. Đơn cử như trong thời gianqua, các giống lúa lai PTE1, Nhị ưu 838, IR 182, Nghi hương 2308... đã đượcngười dân đưa vào gieo trồng và mở rộng diện tích trên địa bàn tất cả các xã,góp phần mang lại năng suất 60 tạ/ha. Đến nay, các giống mới này cũng đã thaythế được gần 95% diện tích lúa của toàn huyện. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệthụ tinh cho các giống vật nuôi mới như: bò sinh sản, lợn hướng nạc, gà, vịtsiêu trứng cũng đã ngày càng trở nên phổ biến hơn trong nhân dân. Trong chănnuôi, bà con cũng đã tìm hiểu và áp dụng mô hình nuôi giun quế để làm thức ăncho gia cầm… Được biết, thời gian qua, các ngành chức năng của huyện cũng đã tíchcực ký kết hợp đồng và lựa chọn các hộ gia đình có đủ năng lực để triển khaixây dựng các mô hình nuôi trồng có năng suất cao. Nhờ đó, đến nay, toàn huyệnđã có 137 trang trại trồng trọt và chăn nuôi tập trung được ứng dụng công nghệsinh học, với nhiều loại vật nuôi, cây trồng hiệu quả. Trong số đó, tiêu biểunhất là trang trại nuôi heo siêu nạc của gia đình ông Nguyễn Văn Hưởng ở thôn3, xã Đắk Sin. Trang trại có diện tích 6.000m2, được thiết kế thành 4 dãy chuồng,với trên 60 con heo sinh sản và trên 400 con heo thịt. Nhờ ứng dụng tốt côngnghệ sinh học nên hiện tại, toàn bộ chất thải chăn nuôi đã được trang trại đầutư hệ thống hầm biogas để xử lý, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm về môitrường sống… Bên cạnh đó, để các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, côngnghiệp trên địa bàn phát huy hiệu quả, thời gian qua, Phòng Kinh tế- Hạ tầngcủa huyện cũng đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triểncông nghiệp (Sở Công thương) rà soát và hỗ trợ vốn, kỹ thuật, để đổi mới thiếtbị, công nghệ chế biến. Qua đó, các cơ quan Nhà nước đã giúp nhiều cơ sở từngbước nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa nông sản. Hiện tại,toàn huyện cũng đã có trên 50 đơn vị, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia ký camkết về bảo vệ môi trường…

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhấtđịnh, song trong quá trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bànhuyện vẫn còn nhiều khó khăn như: nhận thức và phương thức canh tác của một bộphận người dân còn khá lạc hậu; vốn đầu tư còn hạn chế; thị trường tiêu thụhẹp... Vì vậy, trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường hơn nữa mối liên kếtgiữa “4 nhà” (gồm: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông), gópphần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất cho nông dân. Đặc biệt, địa phươngsẽ tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào trong việc thâmcanh, canh tác trên đất dốc, để chống xói mòn, rửa trôi, đảm bảo phát triểnnông nghiệp bền vững cho nông dân; đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệsinh học và những tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình bảo quản, chế biến nôngsản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị cho sản phẩm hàng hóa.

Bài,ảnh: Lê Dung

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Đắk R’lấp: Tăng cường mối liên kết giữa “4 nhà”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO