Sử dụng lò sấy nông sản để hạn chế tổn thất sau thu hoạch

25/06/2012 09:26

Những năm gần đây, một số nông dân mạnh dạn đầu tư lò sấy, nhờ đó đã giảm được từ 2-5% lượng nông sản thất thoát, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nông sản...

ADQuảng cáo

Những năm gần đây, mộtsố nông dân mạnh dạn đầu tư lò sấy, nhờ đó đã giảm được từ 2-5% lượng nông sảnthất thoát, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nông sản.

ADQuảng cáo

Tại huyện Đắk Mil,những hộ trồng cà phê, ngô luôn phải đối mặt với những khó khăn sân phơi. Trongkhi đó, vụ thu hoạch của bà con lại tập trung vào thời điểm mưa nhiều, độ ẩmkhông khí cao nên vấn đề đầu tư xây dựng lò sấy nông sản đang trở nên bức thiếtvới nông dân nơi đây. Theo thống kê của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnthì hiện nay, toàn huyện có trên 100 lò sấy có công suất từ 5 tạ đến 12 tấnnông sản thô. Tuy vậy, với số lượng này cũng chưa thể đáp ứng hết được nhu cầusấy khô nông sản sau thu hoạch của người dân. Bà Trần Thị Phúc ở xã Thuận Ancho biết: “Trước đây, khi chưa làm lò sấy, gia đình tôi luôn phải cắt cử 1-2công túc trực tại nhà để phơi cà phê. Có khi trời mưa phải ngồi đấy đợi cả tuầnlễ chờ trời nắng, với hàng chục tấn cà phê mà cào ra, hốt vào thì vất vả lắm.Từ khi làm lò sấy, chỉ cần vài buổi là sấy xong, mà sản phẩm còn đảm bảo về độẩm, chất lượng hơn hẳn”. Còn đối với ông Nguyễn Thanh Quang ở xã Đắk D’Nrung(Đắk Song) thì việc xây dựng lò sấy nông sản không chỉ giúp gia đình ông giảiquyết phơi phóng nông sản của gia đình mà còn tạo điều kiện để ông nâng cao thunhập nhờ sấy gia công cho các hộ dân trong vùng. Ông Quang cho hay: “Mấy nămtrước đây, tôi có đầu tư lò sấy nhưng công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ trong giađình. Thấy vụ hè thu mưa nhiều, lao động khan hiếm, nhu cầu sấy cà phê của bàcon trong xã tăng cao nên năm vừa rồi tôi mạnh dạn đầu tư 120 triệu đồng nângdiện tích lò lên 32 m2, sấy được 2,3 tấn cà phê nhân/mẻ để sấy thuê cho bà con.Một mẻ cà phê thu hoạch về sấy chỉ từ 10-12 giờ là xong, rẻ hơn công phơi gần500 ngàn đồng/tấn. Do có lợi nên đa số bà con trong xã có nhiều cà phê, ngô đềuthuê sấy nhằm tránh lệ thuộc vào thời tiết. Tôi hoàn tất việc nâng cấp lò sấycách đây hơn 1 năm. Từ đó đến nay tôi sấy được khoảng 100 mẻ, mỗi mẻ trừ tiềnđiện (còn nhiên liệu đốt chủ yếu là vỏ cà phê nên không tốn)… cộng với tiền xayxát cà phê tại chỗ, tôi còn lời hơn 1,5 triệu đồng/mẻ. Tôi ước tính chỉ sau 1vụ sẽ thu hồi vốn”. Theo ông Trần Văn Hải, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viênThanh Tâm Đắk Nông (Đắk Mil), đơn vị chuyên xây dựng lò sấy nông sản thì hiệnnay đầu tư cho lò sấy có công suất từ 1-3,2 tấn cà phê/mẻ hay 8-15 tấn lúa,ngô/mẻ, tốn khoảng từ 80-130 triệu đồng/lò. Tuy vốn ban đầu bỏ ra nhiều, songchỉ sau một vài vụ là chủ lò sấy có thể thu hồi vốn.

Theo bà con nông dân thìtổn thất của cà phê, lúa, ngô chủ yếu ở khâu thu hoạch và làm khô. Vì thế, sửdụng máy móc để thu hoạch và dùng lò sấy làm khô sẽ khắc phục được tình trạnghao hụt đáng kể. Nhờ vậy, giá thành của sản xuất sẽ hạ, lợi nhuận của nông dânsẽ tăng cao, tính ra có lợi khoảng 1 triệu đồng/tấn. Để hạn chế tổn thất trongphơi khô nông sản, một số hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư lò sấy nông sản. Thựctế cho thấy, khi cà phê, lúa, ngô thu hoạch về đem vào lò sấy sẽ giảm đượckhoảng 5% sản lượng thất thoát. Việc dùng lò sấy giảm được gần 500 ngànđồng/tấn nông sản so với phơi thủ công. Đồng thời, nông sản được sấy còn đảmbảo về chất lượng nên thương lái sẵn sàng mua với giá cao hơn trên 200 đồng/kg.Nhiều hộ nhờ có lò sấy nên không còn phải bán cà phê tươi và dự trữ lại một vàitháng cũng bán được với giá cao hơn đầu vụ. Trong đó, giá ngô tăng thêm 2.000đồng/kg, cà phê trung bình cũng đạt 2.000-3000 đồng/kg. Một điều đáng mừng lànông dân thường dùng củi, than đá để đốt lò nên để lại không ít những hệ lụy vềmôi trường, tài nguyên rừng… nhưng nay, nhờ áp dụng công nghệ đốt lò tiên tiến,đồng thời sử dụng lại vỏ cà phê, nông sản xay xát ngay tại lò để đốt và sử dụngmáy sấy nông sản đảo chiều có cải tiến hệ thống hấp thu khí thải nên mức độ gâyô nhiễm môi trường được khống chế ở mức cho phép. Nhờ vậy, việc sử dụng lò sấynông sản theo phương pháp đảo chiều, giúp bảo đảm sức khỏe con người và bảo vệmôi trường hơn các loại lò sấy thủ công trước đây.

Văn Tâm

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sử dụng lò sấy nông sản để hạn chế tổn thất sau thu hoạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO