Yếu thế trên thị trường vì thiết bị, công nghệ lạc hậu

19/06/2013 09:49

Do sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu, nên nhiều doanh nghiệp (DN) ngày càng tỏ ra yếu thế trên thị trường, thậm chí làm ăn thua lỗ. Thế nhưng, điều đáng nói là các DN lại không mặn mà tới việc đổi mới thiết bị, công nghệ…

ADQuảng cáo

Do sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu, nên nhiều doanhnghiệp (DN) ngày càng tỏ ra yếu thế trên thị trường, thậm chí làm ăn thua lỗ.Thế nhưng, điều đáng nói là các DN lại không mặn mà tới việc đổi mới thiết bị,công nghệ…



Máymóc thô sơ, lạc hậu nên sản phẩm mộc gia dụng của Công ty TNHH Ngọc Hà (ĐắkR'lấp) chủ yếu được làm bằng tay


Tụt hậu vì thiết bị lạc hậu…

Theo ông Trần Hữu Đức,chủ DN Tư nhân Vạn Phúc (Đắk Mil), hoạt động trong lĩnh vực thu mua và chế biếncà phê thì những năm trước đây, DN thuộc dạng “ăn nên làm ra”. Thế nhưng, thờigian gần đây, DN bắt đầu tụt hậu, bị nhiều đối tác lâu năm từ chối việc mua sảnphẩm hoặc từ bỏ hợp tác.

Nguyên nhân là dotrong một thời gian dài, DN chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị cũ kỹ để sản xuất,nên sản phẩm ngày càng kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của đối tácvà thị trường. Cụ thể, DN của ông Phúc đang sử dụng hệ thống sấy cà phê thủ công(dùng củi làm chất đốt); còn máy xay cà phê thì mua lại của một DN tại TrungQuốc và được sản xuất từ những năm 1980. Chính vì vậy, sản phẩm cà phê bột củaDN tư nhân Vạn Phúc đã không đạt tiêu chuẩn cả về hương vị cũng như thành phầndo phía đối tác đưa ra.

Còn ông Hà Đình Đào,Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Hòa, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) cũng cho biết,hiện công ty đang tiến hành các thủ tục để xin giải thể và chuyển sang hoạtđộng ở lĩnh vực khác. Bởi vì trong thời gian qua,công ty liên tục rơi vào cảnh làm ăn thua lỗmà nguyên nhân sâu xa là do sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu, nên sản phẩmlàm ra bị ế ẩm, dẫn đến thua lỗ, nợ nần bủa vây...

Theo Sở Kế hoạch vàĐầu tư thì hiện nay, có khoảng 61% trong tổng số 1.795 DN trên địa bàn tỉnhđang hoạt động sản xuất, kinh doanh và phần lớn đều đang sử dụng máy móc, thiếtbị lạc hậu. Cụ thể, có 76% máy móc, dây chuyền, công nghệ do các DN đang sửdụng được sản xuất từ những năm 1950-1960.

Số máy móc, thiết bịđã hết khấu hao lên tới 73% và số thiết bị cũ được các DN tân trang lại để sửdụng cũng chiếm 50%… Việc sử dụng thiết bị, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu đang khiếncho khoảng 80% DN trên địa bàn tỉnh có hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, sảnphẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong số đó, có nhiều DN rơi vàotình cảnh thường xuyên làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất hoặc buộc phải giảithể…

ADQuảng cáo

Chậm đổi mới…

Cũng theo Sở Kế hoạchvà Đầu tư, mặc dù tình hình sản xuất lạc hậu là vậy, nhưng các DN trên địa bàntỉnh lại chậm trễ, chưa mặn mà tới việc đổi mới thiết bị, chuyển giao khoa học,công nghệ. Hiện nay, chỉ có 10% DN trên địa bàn tỉnh sử dụng công nghệ hiệnđại, 2% sử dụng công nghệ cao. Số chi phí mà mỗi DN bỏ ra để đổi mới máy móc,công nghệ cũng chỉ chiếm bình quân từ 0,2-0,3%/ tổng doanh thu hàng năm của mỗiđơn vị.

Còn theo ông Trần HữuLuận, Giám đốc Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, Sở Côngthương, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng trước hết là do cácDN trên địa bàn tỉnh đang hoạt động ở mức độ nhỏ lẻ và thiếu sự liên kết, hỗtrợ với nhau.

Hiện nay, phần lớn cácmáy móc, thiết bị hiện đại đều phải mua từ nước ngoài, giá cả lại cao, trongkhi quy mô sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ ở mức trungbình và nhỏ. Do đó, nếu như không có sự hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính thìhầu hết các DN đều không dám “mạnh tay” trong việc đầu tư đổi mới thiết bị,công nghệ.

Mặt khác, theo chínhsách chung hiện nay thì kinh phí mà Nhà nước hỗ trợ cho DN để đổi mới thiết bịlà không quá 50% giá trị thiết bị cần đổi mới và không quá 100 triệu đồng.Trong khi đó, kinh phí để đổi mới thiết bị, công nghệ (bao gồm cả mua sắm lẫnđào tạo nhân lực vận hành) tại mỗi DN đều rất lớn.

Hơn nữa, để được hỗtrợ đổi mới thiết bị, DN phải thực hiện quy định chung là tạo ra được sản phẩmcó giá trị cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thịtrường. Qua thực tế này, hầu hết các DN đều rất ngại tiếp cận với nguồn vốn hỗtrợ của Nhà nước để đổi mới thiết bị, công nghệ.

Ngoài ra, thiếu vốncũng là một trở ngại lớn đối với DN trong việc đầu tư đổi mới thiết bị, côngnghệ. Về vấn đề này, ông Nguyễn Quân Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Hoa (GiaNghĩa), chỉ ra rằng: “Thực tế hiện nay, các DN đều gặp khó khăn về vốn và huyđộng vốn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh cũng như đổi mới máy móc, công nghệ.Thị trường vốn trung hạn và dài hạn của các ngân hàng cũng chưa phát triển,chưa có tác dụng hỗ trợ DN trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị. Một số quyđịnh hiện hành về việc cho DN vay vốn để đổi mới công nghệ, thiết bị còn bấtcập hoặc đòi hỏi lãi suất cho vay quá cao nên không khả thi đối với DN, nhất làcác DN vừa và nhỏ”.

Một nguyên nhân kháclà do quá trình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị thường gặp rất nhiều rủi rotrong sản xuất và mất nhiều thời gian để hoàn vốn, nên các DN cũng tỏ ra e dètrong việc mua sắm máy móc, chuyển giao kỹ thuật…

Bài, ảnh:Ngàn Sâu

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Yếu thế trên thị trường vì thiết bị, công nghệ lạc hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO