Voi, một biểu tượng văn hóa của Tây Nguyên

16/07/2010 14:25

Ở Tây Nguyên, chỉ có người dân ở Buôn Đôn có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, còn người M’nông ở các tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai tuy không biết săn bắt voi, thuần dưỡng voi nhưng lại rất giỏi về nghề nuôi voi.

ADQuảng cáo

Ở TâyNguyên, chỉ có người dân ở Buôn Đôn có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng,còn người M’nông ở các tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai tuy khôngbiết săn bắt voi, thuần dưỡng voi nhưng lại rất giỏi về nghề nuôi voi.


 Trước đây, các bon làng của người M’nông đềukhông thiếu những bầy voi nhà. Vào giữa thế kỷ 20, nghề nuôi voi vẫn còn phát đạt.Có bon nhiều đến hàng chục con, trung bình 5-7 con, ít nhất cũng vài con. Nhiềuchủ voi có vài con vừa đực vừa cái. Ở Đắk Mil vào thời ấy, chỉ riêng hai bon ĐắkSắk và <_st13a_place w:st="on"><_st13a_city w:st="on">Sar <_st13a_state w:st="on">Pa có đến 9 con. Voi được coi là tài sản lớnnhất của họ. Nghề nuôi voi đã mang lại cho đồng bào những lợi ích lớn nhất nhưlàm ra của cải, tài sản, phục vụ sản xuất, làm nhà, trao đổi hàng hóa. Đồng bàoM’nông tích lũy nhiều tri thức trong việc nuôi voi.




ADQuảng cáo

 Trong các cuộc chiến tranh làng mạc ngàyxưa ở người M’nông, nguyên cớ gây chiến thường lại liên quan đến con voi. Theodòng hồi ức của bà con M’nông, chuyện đánh nhau giữa bon U (Chư Jút) và bonPlân (Đắk Mil) cũng vì cứ bắt voi trừ nợ. Người ta dùng voi để chở quân đi đánhvà khi kết thúc “dàn hòa” với nhau thì voi cũng là hiện vật giá trị để “bồi thườngchiến tranh”.

Từ lâu, bà con M’nông đã dùng voi để đi đổihàng hóa, buôn bán với các vùng xa xôi với người Kinh ở đồng bằng và một số tộcngười ở đông bắc Campuchia. Mỗi lần đi đồng bào thường huy động 5-7 con voi khỏemạnh để chuyên chở. Khi đi thì mang lâm thổ sản địa phương như sừng nai, gạcnai, mật ong, gạo nếp...; khi về thì chở theo muối, cá khô, dầu... để chia chodân làng.

Nghề nuôi voi có ảnh hưởng tới văn hóadân gian truyền thống như luật tục, văn học dân gian, nghệ thuật tạo hình,phong tục tập quán, lễ hội của người M’nông. Ở Đắk Lắk, người M’nông tại Buôn Đôn,chỉ thấy tạc tượng ngà voi thì đồng bào M’nông tại Krông Bông lại tạc nguyên bứctượng voi. Điêu khắc gỗ ở nhà mồ các dân tộc vùng bắc Tây Nguyên vẫn có những bứctượng voi có giá trị nghệ thuật tạo hình. Nếu Buôn Đôn còn lưu giữ những tri thứcvề săn bắt, thuần dưỡng voi thì các làng Bu Noong khác ở cao nguyên M’nông có mộtkho tàng tri thức bản địa về kinh nghiệm nuôi, chăm sóc voi. Truyện cổ tích, nhữngcâu ca dao, lời nói vần về voi phổ biến khắp bon làng M’nông chứ không chỉ đặchữu ở Buôn Đôn. Những buôn làng xa cách Buôn Đôn vẫn có những chuyện cổ, bài khấnthần trong các lễ cúng voi có giá trị nhân văn, khiến ta nghĩ rằng trong cuộc sốngcủa mình họ dành cho con vật thân yêu này quá nhiều ưu ái.

Việc bảo tồn voi ở các tỉnh Đắk Lắk, ĐắkNông không chỉ bảo tồn con voi sinh sống bầy đàn trong rừng hay những con voinhà mà còn bảo tồn những tri thức bản địa được tích lũy từ nhiều bon làng đãphát triển nghề nuôi voi trong quá khứ. Bởi vì con voi là biểu tượng của vănhóa Tây Nguyên, nó là “chất liệu sống động” làm nên một kho tàng văn hóa dângian giàu có của vùng đất này.

Bài, ảnh: Tấn Vịnh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Voi, một biểu tượng văn hóa của Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO