Hình thành vùng sản xuất cà phê công nghệ cao ở Thuận An

Đức Hùng| 30/12/2020 09:23

Nhiều người dân sản xuất cà phê tại xã Thuận An (Đắk Mil) đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Xã Thuận An cũng đang xúc tiến để hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao (CNC).

ADQuảng cáo

Ứng dụng CNC được hiểu là việc áp dụng khoa học, kỹ thuật, máy móc hiện đại vào quá trình sản xuất cà phê. Từ việc sử dụng, cải tạo giống cà phê, cho đến phòng, trừ dịch bệnh trong sản xuất, chế biến cà phê đều là ứng dụng CNC...

Thu hoạch cà phê có tỉ lệ chín 85% trở lên để đạt các tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đang được người dân xã Thuận An áp dụng

Thời gian qua, tại xã Thuận An (Đắk Mil), đang dần hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng CNC với quy mô 500 ha. Người dân ở đây đã áp dụng các quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, RainForest, UTZ, Fair trade, hữu cơ…

Cà phê được người dân thu hái khi chín trên 85%. Khâu chế biến cà phê sau thu hoạch được sử dụng trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến. Các biện pháp phòng dịch hại cho cà phê được người dân thực hiện bằng phương pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Cà phê được tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm tự động, bán tự động.

Nông dân kỳ vọng nâng cao thu nhập khi tham gia sản xuất trong vùng cà phê ứng dụng công nghệ cao

ADQuảng cáo

Nhờ áp dụng CNC, nên năng suất bình quân của cà phê cao hơn cà phê thông thường từ 10% – 30%. Môi trường sản xuất cà phê CNC luôn bảo đảm vệ sinh, an toàn sinh học, vỏ cà phê được tái sử dụng.

Sản phẩm cà phê CNC được dán tem truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, có đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa, sản phẩm; có nhà kho bảo quản, sân phơi đạt tiêu chuẩn…

Ông Trần Khắc Dũng, Phó Chủ tịch xã Thuận An cho biết, việc đạt các tiêu chí vùng cà phê ứng dụng CNC vẫn cần thêm thời gian. Tuy nhiên, đến nay địa phương và người dân đang đẩy mạnh việc hình thành vùng sản xuất CNC.

Nhiều người dân đã chủ động thay đổi quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng cà phê

Để có một vùng sản xuất cà phê CNC thực sự, địa phương sẽ tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ người dân về cây giống, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, vay vốn ưu đãi, chi phí đầu tư…

Địa phương cũng hỗ trợ người dân lập hồ sơ đăng ký hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng CNC, quan tâm đầu tư về hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân đầu tư phát triển sản xuất ngày càng bài bản, chuyên nghiệp hơn.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hình thành vùng sản xuất cà phê công nghệ cao ở Thuận An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO