Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng

Đặng Hiền| 12/01/2017 13:55

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có tác động lớn đến nhận thức và chấp hành pháp luật của công dân. Trong các hình thức tuyên truyền, tuyên truyền miệng là hình thức trực tiếp, dễ làm, có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, điều kiện, hoàn cảnh thông qua đối thoại trực tiếp, tập huấn, hội nghị…

ADQuảng cáo

Một buổi tuyên truyền, phổ biến luật tại xã Đắk Búk So (Tuy Đức)

Những năm qua, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trên địa bàn thường xuyên được củng cố, kiện toàn cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 89 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 195 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 649 tuyên truyền viên.

Lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền miệng. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho lực lượng này luôn được cấp ủy các cấp quan tâm để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong chuyển tải quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông tin thời sự kịp thời đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.

ADQuảng cáo

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị địa phương. Trong năm 2016, Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện đã tham mưu UBND cùng cấp tổ chức 18 hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật mới; các cơ quan tư pháp địa phương tổ chức 1.867 đợt tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Sở Tư pháp đã tổ chức được 36 đợt trợ giúp pháp lý lưu động với hơn 1.980 lượt người dự nghe, thực hiện tư vấn pháp luật cho 418 trường hợp.

Công tác hòa giải ở cơ sở từng bước được củng cố, kiện toàn và đi vào hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh có 785 tổ hòa giải/785 thôn, bon, buôn, tổ dân phố với 4.590 hòa giải viên. Các tổ hòa giải đã thụ lý 450 vụ việc và đã hòa giải thành 370 vụ (đạt tỷ lệ 82%).

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ làm công tác tuyên truyền miệng chưa đồng đều. Một số người còn hạn chế về nghiệp vụ, kỹ năng, khả năng truyền đạt không cao, ít tạo được sự thu hút cho người nghe...

Theo ông Nguyễn Xuân Lợi, Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp) thì để đạt hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáp dục pháp luật cần quan tâm bố trí những người có đủ điều kiện về kỹ năng nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có kiến thức chuyên sâu, kiến thức thực tế sâu rộng, có khả năng truyền đạt tốt để tham gia vào đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật. Tiếp đó, cần quan tâm đến các đối tượng đặc thù trong công tác tuyên truyền như đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động, những người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền miệng theo hướng kịp thời, bám sát thực tiễn cơ sở, đáp ứng nhu cầu, phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng được tuyên truyền, tạo cho người nghe sự chủ động trong tiếp nhận thông tin, đối thoại, trao đổi, giải quyết những vấn đề đặt ra...

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO