Phòng chống diễn biến hòa bình: Đề kháng với diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn học nghệ thuật

Vũ Hà| 31/05/2018 09:08

Văn học nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực nhạy cảm và tinh tế của văn hóa rất dễ đi vào lòng người về cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ tiêm nhiễm cái xấu cái độc của nó. Cùng với văn hóa, thời gian gần đây, VHNT đang trở thành lĩnh vực mà các thế lực thù địch khai thác chống phá quyết liệt, tạo dư luận xấu trong xã hội.

ADQuảng cáo

Các thế lực thù địch đã sử dụng một số sáng tác VHNT xấu độc để tuyên truyền, thổi phồng những sai lầm của Đảng, Nhà nước, truyền bá những quan điểm sai trái, lối sống không lành mạnh, từ đó tạo ra “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. “Diễn biến hòa bình” trong VHNT thể hiện trong sáng tác và biểu diễn đi ngược lại với mục tiêu định hướng cơ bản mà nhân dân ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; cổ vũ, thay thế bằng những định hướng nghệ thuật chống lại bản sắc và phủ định các giá trị dân tộc. Qua đó, các thế lực thù địch muốn “đổi mới” lĩnh vực VHNT theo hệ tư tưởng phi mác xít và hướng đến một thị trường tự do, vô chính phủ, nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước và đường lối chính trị của Đảng.

Gần đây, các thế lực thù địch liên tục phỏng vấn, đặt viết bài với các gương mặt văn nghệ sĩ phản động, “trở cờ” sử dụng văn học, nghệ thuật gây nhiễu loạn thông tin, tuyên truyền, đưa tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, tạo cái nhìn phiến diện của quốc tế đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà bộ phim “The Vietnam war” (Chiến tranh Việt Nam) là một ví dụ. Tiểu thuyết “Mối chúa” cho rằng Nhà nước ta bưng bít thông tin, cấm đoán tự do sáng tạo văn học, nghệ thuật của văn nghệ sĩ. Về sự kiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS), chúng cho rằng chúng ta yếu kém trong quản lý hoạt động văn học, nghệ thuật, “kinh tế hóa” văn học, nghệ thuật, có “lợi ích nhóm”, “tham nhũng” trong cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam...

ADQuảng cáo

Đó còn là một số tác phẩm bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt như “Việt Nam - quê mẹ oan khiên” của Pierre Darcourt; hoặc viết bằng tiếng Việt như “Mặt thật” của Bùi Tín; “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên; “Đỉnh cao chói lọi” của Dương Thu Hương và gần đây là “Nhân văn giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê… Chiêu thức của những tác phẩm nói trên là ngụy tạo sự kiện, chứng cứ, làm sai sự thật nhằm xuyên tạc lịch sử cách mạng và tình hình đất nước, hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, phủ nhận thành quả cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Thực tế, những sản phẩm VHNT xấu độc không thể kiểm soát và đang lan tràn khắp nơi, trong đó có tỉnh ta. Đáng lo ngại là, những sản phẩm VHNT thuật  xấu độc được không ít người quan tâm và chia sẻ, nhất là trên các trang mạng xã hội, vô tình đã tạo môi trường thuận lợi để kẻ xấu xen cài những bình luận cực đoan, đả kích, xuyên tạc... Hệ lụy tai hại từ những sản phẩm VHNT thuật xấu độc là không ít người, nhất là lớp trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên ít kinh nghiệm thực tiễn xã hội, thiếu sức đề kháng đã tiêm nhiễm, dẫn đến sự nhầm lẫn, ngộ nhận. Từ đó, một số người dần hình thành một lối tư duy tiêu cực, chán nản và dẫn đến “tự diễn biến, tự chuyển hóa” về tư tưởng, thậm chí dẫn đến hành động quá khích, chống phá, vi phạm pháp luật...  

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phòng chống diễn biến hòa bình: Đề kháng với diễn biến hòa bình trên lĩnh vực văn học nghệ thuật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO