Trồng ngô trên vùng đất sỏi đá Buôn Choáh

Thời sự Đắk Nông - Ngày đăng : 09:30, 16/08/2013

Vụ hè thu năm nay, gia đình anh Lý Văn Sang, ở thôn 1, xã Buôn Choáh đã gieo gần 50 kg giống ngô lai trên diện tích đất đồi sỏi đá. Để có thể canh tác trên diện tích đất này, đầu mùa mưa, gia đình anh xịt thuốc, phát cây, sau đó gieo giống...

Vụ hè thu năm nay, giađình anh Lý Văn Sang, ở thôn 1, xã Buôn Choáh đã gieo gần 50 kg giống ngô laitrên diện tích đất đồi sỏi đá. Để có thể canh tác trên diện tích đất này, đầumùa mưa, gia đình anh xịt thuốc, phát cây, sau đó gieo giống. Cách gieo ngôtrên vùng đất sỏi đá cũng khá đặc biệt, người đi trước tìm chỗ đất mềm rồi dùngcây tre dài vót nhọn, bọc sắt ở đầu để chọc lỗ, người đi sau bỏ hạt và dùng câylấp đất phủ kín hạt.



Việcgieo ngô trên vùng đất sỏi đá cần có nhiều công lao động


Anh Sang nói: “Để ngôcho năng suất cao đòi hỏi người trồng phải chọn được loại giống chống chịu vớiđiều kiện khắc nghiệt của đất sỏi đá. Bên cạnh đó, việc xử lý đất và xịt thuốctrước và sau khi gieo hạt cũng góp phần quan trọng để cây phát triển tốt”.

Diện tích canh táclớn, lại toàn sỏi đá, nên người dân trong thôn thường xuyên đổi công cho nhau,mỗi nhóm có khoảng 15-20 người, có thể gieo xong số giống lớn trong vài ngày.Mặc dù vùng đất toàn sỏi đá, nhưng năng suất ngô cũng đạt rất cao, từ 5 -7tấn/ha.

Tương tự, bà Chu ThịThoa ở cùng thôn năm nay cũng gieo 20 kg giống ngô lai cũng chia sẻ, ở vùng sỏiđá chỗ nào có đất thì chỗ đó đất tốt, cây ngô có thể phát triển, người dân chỉcần dọn sạch, xuống giống, diệt cỏ và chờ ngày thu hoạch. Tận dụng diện tíchđất đồi sỏi đá để gieo trồng nên đòi hỏi giống ngô phải chống chịu được sự khắcnghiệt của môi trường và thời tiết. Đá ở khu vực này chủ yếu là đá cục, khôngcó khu vực nào kết thành khối nên người dân có thể tận dụng diện tích đất đểcanh tác, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Cũng như những nămtrước, chị Nguyễn Thị Hương Giang, thôn Nam Tiến tận dụng diện tích đất đồi sỏiđá gieo hơn 50 kg giống ngô lai năng suất cao. Với số giống này, mỗi vụ giađình chị thu hoạch được từ 28-30 tấn. So với các khu vực khác, cây ngô trồngtrên đất đồi phát triển tốt, ít sâu bệnh và không tốn nhiều phân bón.

Chị Giang cho biết:“Gieo trồng trên vùng đất sỏi đá tốn khá nhiều giống vì tùy theo từng khu vựcnên khoảng cách gieo không theo hàng lối được. Đổi lại, công chăm sóc cũngkhông tốn nhiều chỉ phun thuốc diệt cỏ trước và sau khi gieo hạt là cây ngôphát triển tốt khi thu hoạch…”.

Theo ông Vũ Hoàng Phú,Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Krông Nô thì diện tích đất sỏi đá trênđịa bàn xã Buôn Choáh hiện có khoảng 1300 ha. Những năm gần đây, người dântrong vùng đang tận dụng để canh tác hoa màu, trong đó chủ yếu là trồng ngôlai.

Mặc dù cũng gặp một sốkhó khăn trong việc canh tác do phải làm thủ công hầu hết quá trình trồng vàchăm sóc, chỉ có phun thuốc sử dụng bằng máy móc, nhưng với sự cần cù, ngườidân đã tận dụng được số diện tích đất này để canh tác, mang lại nguồn thu nhậpđáng kể. Vì vậy, cây ngô lai đang dần trở thành cây trồng chủ lực, giúp nhiềuhộ dân Buôn Choáh thoát nghèo, có cuộc sống ổn định hơn.

Bài, ảnh:Đức Hùng