Dịp Tết Nguyên Đán hàng năm là thời gian các đối tượng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tăng cường hoạt động và cũng là dịp cao điểm phòng cháy chữa cháy rừng.
Năm 2020 Krông Nô là địa phương để xảy ra cháy rừng và thiệt hại rừng nhiều nhất tỉnh. Chính vì thế, ngay từ đầu mùa khô 2021, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được huyện chủ động triển khai.
Nguồn thu từ quỹ dịch vụ môi trường rừng không chỉ giúp các đơn vị chủ rừng bảo vệ rừng tốt hơn, mà người dân cũng có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Người dân huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình những năm gần đây đã biết trồng rừng kinh tế, làm giàu vốn rừng. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập để thoát nghèo bền vững mà nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có đời sống khấm khá nhờ trồng rừng.
Để quản lý hơn 21.000 ha rừng và đất rừng, ngoài nỗ lực của tập thể đơn vị, Vườn Quốc gia Tà Đùng (VQG Tà Đùng), huyện Đắk Glong còn triển khai giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho hàng trăm hộ dân trong vùng. Khi có thêm lực lượng tham gia bảo vệ rừng đã góp phần hạn chế được rất nhiều vụ xâm hại rừng, đất rừng.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị đang xem xét điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đối với 775 ha đất lâm nghiệp. Việc xem xét điều chỉnh này dựa trên kiến nghị, đề xuất của các đơn vị chủ rừng, địa phương.
Nhiều người dân ở xã Quảng Phú (Krông Nô) đã mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng rừng. Đến nay, trên địa bàn xã Quảng Phú đã bắt đầu hình thành các mô hình "kinh tế rừng".
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đã có những chuyển biến tích cực.
Mùa khô năm nay được cảnh báo khốc liệt, nên nguy cơ cháy rừng là rất cao. Hiện nay, các đơn vị chức năng đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn. Phóng viên Báo Đắk Nông có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT xung quanh vấn đề này.
Hàng chục ha rừng thông dọc quốc lộ 28 (QL28), đoạn qua huyện Đắk Glong đã bị đầu độc chết trong thời gian qua. Thế nhưng, số vụ việc phá rừng được điều tra, xử lý còn rất ít. Việc xử lý các đối tượng phá rừng chưa triệt để.
Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Kết luận số 840/KL-TU về kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong trong vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai và quản lý bảo vệ rừng dọc quốc lộ 28 đoạn qua xã Đắk Ha
và xã Quảng Sơn.
Ngành Nông nghiệp tỉnh đang xây dựng Dự án “Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025” trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Mục tiêu của Dự án là bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững 246.984 ha rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có; chăm sóc, quản lý, bảo vệ tốt 4.215 ha rừng trồng chưa thành rừng.
Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt yêu cầu chung, trong đó diện tích rừng trồng vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng còn diễn biến phức tạp, tỉ lệ độ che phủ rừng chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
Trong 9 tháng đầu năm, qua tuần tra, kiểm tra của ngành chức năng, trên địa bàn huyện đã phát hiện và xử lý được 230 vụ vi phạm lâm luật, giảm 33 vụ so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, 9 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 331 vụ phá rừng, gây thiệt hại 84,8 ha rừng. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ phá rừng ít hơn 41 vụ (giảm 6,05 %); diện tích rừng bị phá cũng ít hơn 10,28 ha (giảm 10,6 %).
Đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp diễn ra phổ biến trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Ở Đắk Nông, tình trạng này tồn tại nhiều năm qua và tỉnh đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn, xử lý, nhưng thực tế "bài toán" này vẫn còn rất nan giải.
Tình trạng ken cây, đổ hóa chất hủy hoại rừng thông trên địa bàn huyện Đắk Song (Đắk Nông) diễn biến phức tạp cả về tính chất vi phạm và mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, việc xử lý tình trạng này gặp nhiều khó khăn.