Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tính đến tháng 11/2015, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng đã phối hợp kiểm tra, phát hiện, lập biên bản xử lý 967 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, nổi lên là tình trạng phá rừng trái pháp luật 372 vụ, thiệt hại 289,86 ha, tăng 71 vụ và tăng 156 ha so với cùng kỳ năm trước.
Đến tháng 11/2015, lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng đã phối hợp kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử lý 967 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng, trong đó phá rừng trái pháp luật 372 vụ, thiệt hại 289,86 ha, tăng 71 vụ (+ 23,6%), về diện tích tăng 156 ha (+116,5%) so với cùng kỳ năm trước.
Thời gian gần đây, nhiều người dân xã Quảng Tân (Tuy Đức) bức xúc trước việc có một số người lợi dụng việc chăm sóc rừng thông đã chặt hạ nhiều cây thông hàng chục năm tuổi một cách vô tội vạ. Trước sự việc trên, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Chư Jút tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cách phòng tránh voi rừng cho nhân dân trên địa bàn xã Đắk D’rông.
Theo Quyết định số 1310/QĐ-UBND, ngày 27/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh sách các chủ dự án thủy điện tự tổ chức trồng rừng và không tự tổ chức trồng rừng thay thế mà nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh (Quyết định 1310) thì trong năm 2015, toàn tỉnh có 6 chủ dự án thủy điện phải thực hiện nghĩa vụ tài chính để trồng rừng thay thế với tổng số tiền hơn 132 tỷ đồng.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là cụm từ được biết đến khá nhiều trong những năm gần đây và đã được cộng đồng đón nhận như là “chìa khóa” mở ra một hướng mới trong phát triển rừng bền vững.
Theo Thông báo số 1402/TB-SNN, ngày 29/9/2015 của Sở Nông nghiệp - PTNT về kế hoạch chi tạm ứng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đợt 2 năm 2015, toàn tỉnh có 66 tổ chức, cá nhân trong diện nhận tiền tạm ứng với tổng kinh phí 23,317 tỷ đồng.
Rừng thông tại tiểu khu 1615 và 1624 ven quốc lộ 14, xã Nâm N’jang (Đắk Song) có treo rất nhiều biển báo tuyên truyền cấm lửa, cấm chặt phá rừng phòng hộ..., thế nhưng, hiện nay rừng vẫn đang bị chặt phá hàng ngày, hàng trăm cây thông bị “chết đứng” vì bị đẽo vỏ quanh gốc.
Kế hoạch năm 2015, toàn tỉnh sẽ trồng hơn 3.687 ha rừng thay thế; trong đó, các doanh nghiệp làm dự án thủy điện phải trồng hơn 3.192 ha và ngoài thủy điện là hơn 495 ha. Tuy nhiên, đến hết tháng 9, thời điểm mà “mùa trồng rừng” đã gần hết nhưng các doanh nghiệp thủy điện mới trồng được 431 ha, đạt 11,69% kế hoạch, còn các công trình khác ngoài thủy điện thì vẫn chưa triển khai.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến hết tháng 9/2015, các đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã trồng mới được 918,1 ha rừng tập trung, đạt 91,6% kế hoạch năm.
Theo ông Ngô Văn Linh, Chủ tịch UBND thị xã Gia Nghĩa thì nhiều tháng qua, chính quyền địa phương phải bỏ công, bỏ sức trực tiếp giữ rừng thay cho đơn vị được giao. Trong khi đó chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa chịu trách nhiệm làm nhiệm vụ này lại không đoái hoài gì tới.
Theo kế hoạch, trong năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu trồng 1.000 ha rừng tập trung và 3.691 ha rừng thay thế. Với diện tích này, nếu không có sự quyết tâm, quyết liệt từ các cơ quan chức năng và chính các đơn vị được giao nhiệm vụ, nhất là việc tháo gỡ những vướng mắc, bất cập lâu nay thì công tác trồng rừng lại “ghi nhận” thêm một năm gặp khó.
Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm huyện Đắk Mil đã tăng cường phối hợp với công an, bộ đội biên phòng, các xã và “chủ rừng” trong quản lý, bảo vệ rừng nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, vận chuyển lâm sản trên địa bàn đã và đang có chiều hướng giảm dần.
Ông Lê Viết Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Song cho biết, UBND huyện vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoàn thành phương án giao đất, giao rừng thông phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14 cho 77 hộ gia đình tại 2 xã Nâm N’Jang và Trường Xuân quản lý, bảo vệ.
Tại Thông báo số 72/TB-UBND ngày 7/7/2015 của Văn Phòng UBND tỉnh, đồng chí Lê Diễn, Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định: Tình trạng rừng phòng hộ cảnh quan (RPHCQ) quốc lộ 14 trên địa bàn huyện Đắk Song bị tàn phá nghiêm trọng trong suốt thời gian qua là do công tác quản lý yếu kém!.
Theo kế hoạch trong năm 2015, tổng diện tích trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh là hơn 3.691 ha. Trong đó, diện tích do các công ty thủy điện triển khai thực hiện là 3.196 ha; diện tích chuyển sang mục đích khác là hơn 495 ha.
Để tạo cảnh quan sạch đẹp, Huyện đoàn Đắk Song đã xây dựng dự án cung đường thanh niên dài khoảng hơn 20 km qua địa bàn 2 xã Trường Xuân và Nâm N’Jang.
Sau khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 6/5/2013 về ngăn chặn phá rừng, phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) đã có những chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2015, vi phạm lâm luật lại tăng đột biến. Điều này đang đặt ra câu hỏi là liệu công tác QLBVR đã thực sự mang tính bền vững như mục tiêu đặt ra?