Xác định dân di cư tự do là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, do vậy Krông Nô (Đắk Nông) đã nỗ lực sắp xếp, ổn định dân di cư tự do để giữ rừng.
Thực hiện công tác trồng rừng theo Quyết định số 38 ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2017 đến nay, huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã trồng mới được 434,082 ha/462,506 ha, đạt 93,85% kế hoạch giao, tỷ lệ cây sống đạt trên 85%.
Mới hết nửa năm 2019, UBND tỉnh Đắk Nông đã đưa ra nhận định, khả năng đến cuối năm, tỷ lệ che phủ rừng sẽ không đạt kế hoạch và cần phải quyết liệt chỉ đạo, điều hành, nhất là ngành nông nghiệp phải có sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu cao.
Để thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, ngay từ đầu mùa khô, Ban quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tham gia ký hợp đồng trồng rừng.
Theo kế hoạch trồng rừng năm 2019 do HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua, toàn tỉnh tiến hành trồng 1.000 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 150 ha, rừng sản xuất 850 ha.
Dù đã được giao khoán cho các hộ dân quản lý, bảo vệ nhưng tình trạng nhiều cây thông thuộc rừng phòng hộ cảnh quan dọc quốc lộ 14 đoạn qua xã Nâm N’Jang, Trường Xuân (Đắk Song) bị ken chết vẫn diễn ra phức tạp.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Nô lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn đạt 36,6%. Để đạt mục tiêu này, thời gian qua, địa phương đã tăng cường công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Mô hình giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ và phát triển đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, vừa giúp bảo vệ, phát triển rừng bền vững, vừa bảo đảm thu nhập, sinh kế cho bà con.
Ban quản lý Rừng phòng hộ Gia Nghĩa được UBND tỉnh giao quản lý, bảo vệ 11.150 ha, trong đó diện tích đất có rừng 3.213 ha, đất chưa có rừng là 7.940 ha, trải dài trên địa giới hành chính nhiều xã của huyện Đắk Glong và thị xã Gia Nghĩa.
Bắt đầu từ tháng 6/2016, Thủ tướng Chính phủ ra lệnh “đóng cửa rừng tự nhiên”, các công ty lâm nghiệp, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bị cắt hoàn toàn chỉ tiêu khai thác gỗ. Việc quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn do kinh phí eo hẹp, trong khi nhiều đơn vị không được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng chỉ được áp dụng với một số chủ rừng theo quy định.
Với đặc thù diện tích đất rừng bị lấn chiếm, xâm canh, Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Gia Nghĩa đã kiên trì tuyên truyền, vận động người dân tham gia nhận khoán trồng và chăm sóc rừng. Kết quả, sau 2 năm thực hiện, diện tích rừng trồng được nâng lên, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường và giúp nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ rừng.
Từ đầu năm 2019, Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ (BQLRPH), xã Quảng Trực (Tuy Đức) đang rà soát để cắt giảm diện tích rừng đã giao khoán cho người dân quản lý, bảo vệ. Việc làm này đang vấp phải sự phản ứng của người dân, nhất là trong các năm gần đây, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng liên tục được điều chỉnh theo hướng tăng.
Mùa khô năm 2019, các đơn vị chủ rừng, các xã có diện tích rừng của huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống cháy rừng (PCCR), sẵn sàng cơ sở vật chất, lực lượng để chữa cháy rừng.
Theo ông Lê Công Trường, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp - PTNT), năm 2018, toàn tỉnh phát hiện và lập biên bản xử lý 944 vụ vi phạm luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định rõ những chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời bãi bỏ 44 thủ tục hành chính, đơn giản về thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính hiện hành.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên (Công ty Nam Tây Nguyên), xã Quảng Trực (Tuy Đức) đang quản lý gần 300 ha rừng trồng, trong đó có hơn 180 ha rừng thông và 115 ha rừng trồng keo. Để phát triển rừng bền vững đối với diện tích rừng trồng, lãnh đạo công ty đã mạnh dạn xin chủ trương của UBND tỉnh về việc thực hiện khai thác nhiều ha rừng thông được trồng cách đây hơn 30 năm (1987).