Từ năm 2014 đến nay, Hạt kiểm lâm huyện Đắk Glong (Đắk Nông) đã tham mưu, phối hợp với Đoàn thực hiện Chỉ thị 12 (Đoàn 12) của huyện, các xã, đơn vị chủ rừng, tiến hành giải tỏa, thu hồi được 25 ha đất rừng bị lấn chiếm trái phép; tháo dỡ, giải tỏa 8 nhà tạm xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp & PTNT, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã để xảy ra 324 vụ phá rừng trái pháp luật, làm thiệt hại 116,9488 ha rừng, giảm 11 vụ, với 93,5202 ha so với cùng kỳ năm trước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Trương Thanh Tùng vừa ban hành Quyết định 883/QĐ-XPVPHC về xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 29 triệu đồng đối với ông Trương Xuân Đại, trú tại thôn 5, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) vì đã có hành vi phá 2.530 m2 rừng và chiếm 3.370 m2 đất rừng trái phép trên địa bàn xã Quảng Trực.
Ngày 12/6, UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý chủ trương phân bổ và giao kế hoạch 6,745 tỷ đồng vốn trồng rừng thay thế đối với các dự án được giao trong năm 2018. Nguồn vốn trồng rừng thay thế được lấy từ nguồn kinh phí trồng rừng thay thế của các chủ dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông.
Ngày 4/6, ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT cho biết: tính đến cuối tháng 5, các chủ rừng đã bố trí quỹ đất, xử lý thực bì, đào hố để chuẩn bị trồng rừng trên tổng diện tích hơn 1.340 ha/2.060,8 ha, đạt trên 65% diện tích trồng rừng năm 2018 theo kế hoạch, nhanh hơn năm ngoái khoảng 20%.
Thời gian qua, bên cạnh những "rào cản" như cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa phù hợp, kinh phí ít, thì vấn đề được coi như nghịch lý trong nhiệm vụ trồng rừng đó là thiếu quỹ đất, nhưng là thực tế đang diễn ra.
Trước tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn biến ngày càng phức tạp, gia tăng cả về số vụ vi phạm và diện tích thiệt hại, mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp để tìm giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng này.
Trong năm 2018, toàn tỉnh Đắk Nông có kế hoạch trồng mới hơn 1.800 ha rừng. Để trồng rừng đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp đã chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị “nguồn lực” sẵn sàng khi mùa mưa đến.
Thời gian qua, nhiều người dân ở tỉnh Bình Phước thường xuyên khai thác gỗ, phá rừng, xâm chiếm đất tại Tuy Đức, khiến cho các cơ quan, đơn vị chức năng phải "đau đầu" trong việc xử lý, giải quyết...
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất tiêu chí xác định rừng đặc dụng gồm: Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh…
Theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Nông, một trong những hạn chế lớn nhất về tình hình kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong tháng 2 là tình trạng phá rừng diễn biến khá phức tạp.
Trao đối với phóng viên Báo Đắk Nông về vụ việc hàng chục ha rừng bị tàn phá tại tiểu khu 1680 (thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn), ông Đỗ Ngọc Hiếu, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, tỏ ra rất bức xúc.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đắk Nông, từ khi được thuê 1.045 ha đất (năm 2008) tại Tiểu khu 1522, xã Quảng Trực (Tuy Đức) để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp tới nay, Công ty TNHH Hoàng Ba (ở Bạc Liêu) đã để người dân phá và lấn chiếm 200,29 ha rừng.
Những năm gần đây, một số Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH), Khu Bảo tồn tiên nhiên (BTTN) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho các hộ dân, nhất là đồng bào dân tộc tại chỗ, các hộ nghèo sinh sống ở gần rừng. Chính sách này không chỉ góp phần hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng mà còn góp phần cải thiện sinh kế cho các tổ chức, cá nhân tham gia giữ rừng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành liên quan kiểm tra, làm rõ thực trạng công tác quản lý đất, rừng tại các tỉnh Tây Nguyên.