Cơ chế hưởng lợi từ rừng chưa đảm bảo thu nhập để thu hút các nguồn lực tham gia QLBV và phát triển rừng

T.B (t.h)| 15/10/2014 09:11

Đến cuối năm 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp ở 5 tỉnh Tây Nguyên có 3.244.176 ha. Theo đó, đất rừng đặc dụng: 496.200 ha (chiếm 15,3%); đất rừng phòng hộ: 638.779 ha (chiếm 19,69%); đất rừng sản xuất: 2.109.196 ha (chiếm 65,01%).

ADQuảng cáo

Trong đó, tổng diện tích đất có rừng: 2.875.426 ha, chiếm 88,63%. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong vùng được giao cho 56 công ty lâm nghiệp nhà nước (998.523 ha), 53 ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ (951.192 ha), 14 BQL rừng đặc dụng (503.988 ha); diện tích còn lại được giao cho các hộ gia đình (38.996 ha), cộng đồng dân cư (20.189 ha), các đơn vị lực lượng vũ trang (126.561 ha), các tổ chức khác (3.643 ha) và UBND cấp xã (703.237 ha).

Trong những năm qua, vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương được nâng cao hơn, các tổ chức xã hội đã có những nỗ lực tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng... Tuy nhiên, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết.

Bất cập lớn nhất trong công tác quản lý bảo vệ (QLBV) rừng là việc phân chia lợi ích từ việc giữ rừng cho các lực lượng tham gia QLBV rừng và người dân sống gần rừng. Thực tế cho thấy, các lực lượng tham gia QLBV rừng cùng QLBV các đối tượng rừng như nhau, thậm chí cùng làm công việc như nhau nhưng quyền hạn và chế độ chính sách đãi ngộ khác nhau. Đó là: lực lượng kiểm lâm của tỉnh khác với kiểm lâm thuộc các BQL Vườn Quốc gia; lực lượng QLBV rừng ở Vườn Quốc gia trực thuộc Bộ Bộ Nông nghiệp - PTNT khác với các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên do tỉnh quản lý; ở các BQL rừng phòng hộ do tỉnh quản lý khác với các BQL do huyện quản lý.

ADQuảng cáo

Các đơn vị QLBV rừng tự nhiên thuộc các doanh nghiệp, đơn vị lâm nghiệp nhà nước thì được ngân sách cấp kinh phí, các doanh nghiệp QLBV rừng tự nhiên trong phạm vi các dự án trồng cao su và dự án nông nghiệp không được cấp kinh phí từ nguồn ngân sách, doanh nghiệp phải tự chi trả. Các hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán QLBV rừng thuộc các lưu vực thuỷ điện được chi trả công QLBV (từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng) cao hơn so với các đối tượng nhận khoán QLBV rừng thuộc các dự án khác và rừng do tỉnh chi trả công...

Ngoài ra, còn có những bất cập khác như: Biên chế lực lượng bảo vệ rừng, đặc biệt là lực lượng kiểm lâm còn mỏng và thiếu so với quy định; kinh phí trồng rừng khó khăn, suất đầu tư thuộc chương trình bảo vệ và phát triển rừng từ nguồn vốn Trung ương rất thấp (15 triệu đồng/ha) không đáp ứng yêu cầu (40-50 triệu đồng/ha); UBND cấp xã được giao quản lý diện tích rừng rất lớn (703.000 ha) nhưng không được giao kinh phí và cũng không có cơ chế hữu hiệu để quản lý, trách nhiệm chưa rõ ràng...

Đặc biệt, phần lớn các công ty TNHH MTV lâm nghiệp chưa có thay đổi cơ bản về cơ chế quản lý, nội dung và phương thức hoạt động; không đủ năng lực tài chính, không có đủ quyền tự chủ trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh; phụ thuộc quá nhiều vào việc khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Từ năm 2014, phải tạm dừng khai thác nhưng không được cấp đủ kinh phí QLBV rừng nên nhiều công ty không có kinh phí để trả lương cho CBCNV, thực hiện việc giao khoán và triển khai công tác QLBV trên diện tích được giao, để rừng bị mất... Công tác phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan chức năng liên quan chưa đồng bộ, kịp thời, còn hoạt động theo vụ việc.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cơ chế hưởng lợi từ rừng chưa đảm bảo thu nhập để thu hút các nguồn lực tham gia QLBV và phát triển rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO