Quản lý, bảo vệ đất rừng: Nhiều đơn vị gặp khó khăn

Đ.D| 11/03/2014 10:00

Theo số liệu quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 319.910 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó, diện tích đất có rừng là hơn 263.989 ha và đất chưa có rừng là 55.921 ha.

ADQuảng cáo

Theo các đơn vị chủ rừng thì không chỉ việc quản lý diện tích đất có rừng mà kể cả công tác quản lý, bảo vệ diện tích đất rừng nhưng hiện không có rừng cũng gặp phải vô cùng khó khăn, phức tạp.

Lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng đi kiểm tra rừng. Ảnh: C.T

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Gia Nghĩa hiện đang quản lý gần 33.361 ha, trong đó có gần 1.947 ha là đất trống, chủ yếu là cây bụi, trảng cỏ, lau lách, không có rừng tái sinh. Phần lớn đây là diện tích do tỉnh thu hồi, bàn giao cho công ty quản lý nên việc tái lấn chiếm thường xuyên diễn ra.

Trong khi, nhiều diện tích đất rừng lại nằm nhỏ lẻ, rải rác xem lẫn với nương rẫy của người dân gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ. Việc trồng rừng trên diện tích đất này cũng chỉ được tiến hành theo kiểu chắp vá, thiếu đồng bộ vì vốn phân bổ hàng năm hạn chế, trong khi kinh phí của công ty lại đang rất khó khăn, chủ yếu mới chỉ tập trung cho công tác bảo vệ diện tích rừng hiện có. Từ đây, tình trạng đất rừng thuộc công ty quản lý đang có nguy cơ thu hẹp do tình trạng lấn chiếm từ phía người dân.

ADQuảng cáo

Tương tự, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Sơn hiện cũng đang quản lý, bảo vệ trên 15.800 ha rừng và đất rừng, trong đó đất có rừng khoảng 10.800 ha, còn lại là đất không có rừng hoặc rừng nghèo không tái sinh.

Thực tế cho thấy, diện tích đất không có rừng hoặc rừng nghèo thường bị người dân lấn chiếm để làm nương rẫy. Nguyên nhân chính là do nhu cầu cần đất để sản xuất nông nghiệp của người dân, nhất là dân di cư trên địa bàn thuộc lâm phần công ty quản lý rất lớn.

Sâu xa hơn, do đất không có rừng nên người dân lấn chiếm cũng chỉ bị xử lý hành chính, thu hồi đất chứ không đủ cơ sở để xử lý hình sự như việc phá rừng…Vì thế, việc lấn chiếm đất rừng trên địa bàn thuộc công ty quản lý thời gian qua diễn ra khá phức tạp.

Lãnh đạo công ty này cho biết hiện đơn vị muốn xây dựng hệ thống đường thông hào tại một số khu vực đất rừng dễ bị lấn chiếm nhưng rất khó vì đất rừng thuộc công ty quản lý nằm xen kẽ đất rẫy của người dân. Nếu Nhà nước không có phương án kịp thời, đồng bộ thì dù đã dốc hết toàn lực trong công tác quản lý, bảo vệ nhưng nguy cơ đất rừng bị lấn chiếm là rất lớn.

Cũng theo các công ty thì chức năng của đơn vị  là trồng và giữ rừng chứ không có chức năng trồng rừng sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, hiện họ lại đang bảo vệ một diện tích đất chưa có rừng khá lớn nhưng kinh phí trồng rừng hàng năm lại hạn chế. Nếu một số diện tích đất trống này được chuyển sang trồng rừng sản xuất, kinh doanh thì không những giữ được đất mà còn tạo thêm nguồn lực cho việc trồng, tái tạo rừng.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý, bảo vệ đất rừng: Nhiều đơn vị gặp khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO