Tăng cường cơ sở pháp lý xử lý trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng

Ngàn Sâu| 17/01/2017 14:11

Từ trước tới nay, việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông rất chú trọng. Tuy nhiên, vì còn thiếu một số quy định cụ thể, nên có những trường hợp khó xử lý hoặc xử lý nhưng hiệu quả không cao.

ADQuảng cáo

Trước thực tế đó, ngày 30/12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 44/2016/QĐ-UBND “Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm chủ rừng, các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh”.

Rừng tại Khu du lịch sinh thái thác Lưu Ly (Đắk Song) bị tàn phá

Văn bản này quy định rất cụ thể các khung xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Khoản 1, Điều 10, quy định đối với trạm trưởng, phó trạm trưởng cửa rừng; công chức, viên chức, người lao động có nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng thuộc ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp hoặc các đơn vị khác thuộc doanh nghiệp nhà nước quản lý.

Các trường hợp trên nếu để mất rừng từ 0,5 ha - 1 ha/tháng hoặc từ 3ha-5 ha/năm thì sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách. Nếu để mất rừng từ 7ha trở lên/tháng hoặc từ 15 ha trở lên/năm, sẽ bị xử lý ở mức cao nhất là Cách chức.

Khoản 2, Điều 10, quy định xử lý kỷ luật đối với giám đốc, phó giám đốc phụ trách quản lý, bảo vệ rừng của ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp hoặc các đơn vị khác thuộc doanh nghiệp nhà nước.

ADQuảng cáo

Cụ thể, nếu để mất rừng từ 1 ha - 2 ha/tháng hoặc từ 7 ha - 10 ha/năm, giám đốc, phó giám đốc sẽ bị khiển trách. Giám đốc, phó giám đốc sẽ bị cách chức nếu xảy ra mất rừng với diện tích từ 20 ha trở lên/tháng hoặc từ 40 ha trở lên/năm.

Khoản 2, Điều 10 cũng được áp dụng để xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm là kiểm lâm địa bàn, công chức kiểm lâm, trạm kiểm lâm địa bàn, trạm kiểm lâm địa bàn liên xã, trạm kiểm lâm cửa rừng, hạt kiểm lâm địa bàn; trạm trưởng, phó trạm trưởng trạm kiểm lâm; hạt trưởng, phó hạt trưởng hạt kiểm lâm và những người có liên quan được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, bảo vệ rừng.

Khung xử lý trách nhiệm đối với cán bộ kiểm lâm sở tại quy định tại Điều 13. Cụ thể, hạt trưởng, phó hạt trưởng được phân công phụ trách quản lý, bảo vệ rừng và những người có liên quan của hạt kiểm lâm sở tại, nếu để mất rừng sẽ bị xử lý kỷ luật mức khiển trách nếu để mất từ 10 ha - 20 ha/tháng hoặc từ 30 ha - 40 ha/năm. Nếu để mất từ 50 ha rừng trở lên/tháng hoặc từ 100 ha trở lên/năm thì hạt trưởng, phó hạt trưởng sẽ bị cách chức.

Về tổ chức, Khoản 4, Điều 10 quy định: Chủ rừng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cộng đồng dân cư (không thuộc doanh nghiệp nhà nước) được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ và kịp thời về trách nhiệm theo quy định thì bị xử lý như sau: bồi thường thiệt hại về rừng cho nhà nước theo giá rừng bình quân của các loại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nếu để rừng bị phá trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác xâm hại đến rừng; bị xem xét thu hồi rừng theo quy định nếu để rừng bị phá trái pháp luật trong một năm trên 5% tổng diện tích rừng được nhà nước giao hoặc cho thuê.

Về trách nhiệm của chính quyền địa phương, Khoản 1, Điều 11 quy định: Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã được phân công phụ trách quản lý, bảo vệ rừng và những người có liên quan khi để mất rừng trên địa bàn từ 5 ha - 10 ha/tháng hoặc từ 20 ha - 25 ha/năm thì sẽ bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách. Trường hợp rừng ở địa phương mất từ 20 ha trở lên/tháng hoặc từ 40 ha trở lên/năm thì chủ tịch và phó chủ tịch xã sẽ bị cách chức.

Tại Khoản 2, Điều 11 cũng quy định đối với diện tích rừng do ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý hoặc diện tích rừng do ủy ban nhân dân cấp huyện đã tổ chức giao, cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng mà theo quy định của pháp luật ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nếu để rừng bị phá trái pháp luật thì lãnh đạo UBND cấp xã sẽ bị xem xét kiểm điểm và xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cơ sở pháp lý xử lý trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO