Thiên tai bất thường diễn ra ngày càng nhiều, gây hậu quả lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi cần phải có sự chủ động, nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai tốt hơn nữa.
Thiên tai năm 2020 ở Việt Nam thực sự là cơn ác mộng. Điều đó cho thấy biến đổi khí hậu ngày càng khó lường và trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với con người và việc chủ động đối phó và chung sống an toàn với thiên tai trở thành vấn đề cấp bách.
Thời gian qua, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã triển khai nhiều giải pháp, hành động cụ thể để bảo vệ môi trường. Điều này đã góp phần làm cho những vùng quê nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn.
Dự án khai thác bô xít sẽ hoạt động trong vòng 30 năm, với hơn 3.074 ha đất được hoàn trả. Quỹ đất này là rất lớn, phù hợp với các nhu cầu về đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chủ trương để tái sử dụng quỹ đất này.
Nhiều năm qua, Đắk Nông đã tích cực tạo quỹ "đất sạch" để đầu tư phát triển, thu hút doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa được là bao. Quỹ đất sau khai thác bô xít có thể giải quyết được vấn đề này cho tỉnh.
Đất sau khai thác bô xít được Công ty Nhôm Đắk Nông-TKV thực hiện trồng keo, sau đó sẽ bàn giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng. Phương án này đang cho thấy sự lãng phí đất rất lớn, nhất là trong điều kiện Đắk Nông đang rất cần quỹ đất sạch để đầu tư phát triển.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
Nhớ lại nạn đói năm 1945 đã gây ra thảm cảnh khiến hơn hai triệu đồng bào miền Bắc nước ta phải hy sinh vì không có lương thực cứu sống, buộc những người còn sống phải bỏ qua đạo lý thường ngày, cốt chỉ để có cái ăn mà sống. Chiến tranh đã tạc vào lịch sử Việt Nam một gam màu u tối, đau buồn, nhưng cốt lõi của nó xuất phát từ chính lòng tham của con người. Và những nỗi đau, mất mát ở thời bình do nhân tai kia gây ra gợi lại cho ta thấy những bản chất xám xịt ấy một lần nữa.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 (có hiệu lực từ tháng 7/2014) đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhưng cũng cho thấy không ít khó khăn, bất cập. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Đắk Nông đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xung quanh nội dung trên.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản.
Thời gian qua, trên tuyến đường tránh TP. Gia Nghĩa, đoạn đi qua thôn Tân Hòa, xã Đắk R’moan (TP. Gia Nghĩa) người dân đã vứt rác sinh hoạt thành đống to, lấp rãnh thoát nước mưa. Do vậy, mỗi khi trời mưa to, nước chảy tràn ra đường, bốc mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân sống xung quanh và người tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường này...
Huyện Krông Nô đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng độ che phủ rừng. Trong đó, huyện vừa tập trung hạn chế phá rừng, vừa khôi phục và phát triển rừng có hiệu quả tại địa phương.
UBND tỉnh Đắk Nông vừa có quyết định thu tiền khai thác đá cây (đá dạng cột) tại mỏ đá bazan ở thôn 10A, xã Đắk Lao (Đắk Mil). Doanh nghiệp khai thác đá cây ở đây phải trả tiền cấp quyền khai thác đá từ nay đến năm 2028.
Những năm qua, các cấp, các ngành, đoàn thể, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có những hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Kết quả cho thấy, môi trường sống trên địa bàn tỉnh ngày càng được bảo vệ tốt hơn, trong đó đã phần nào hạn chế được rác thải nhựa...
Trong những năm qua, công tác quản lý về môi trường, thủy sản tự nhiên còn lỏng lẻo. Do đó, hiện tượng khai thác thủy sản theo hình thức tận diệt chưa được kiểm soát, gây ảnh hưởng lớn đến bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh...
Thời gian qua, phong trào “Nói không với rác thải nhựa” đã diễn ra khá sôi nổi tại Đắk Nông, với nhiều hoạt động đa dạng, góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Mới đầu tháng 2, nhưng công trình đập dâng Thanh Sơn, xã Nam Xuân (Krông Nô) đã trơ đáy. Công trình này vốn có khả năng cấp nước tưới cho hơn 20 ha lúa và hơn 100 ha cà phê, hồ tiêu trên địa bàn.