Những năm gần đây, bãi xử lý rác thải tập trung của huyện Chư Jút (Đắk Nông), nằm ở xã Chư K’nia ngày càng ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Mặc dù người dân địa phương nhiều lần có kiến nghị nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.
Từ năm 2011, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký kết nghị quyết liên tịch về việc tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2016.
Qua 1 năm phối hợp với tỉnh Đắk Lắk để quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên sông Krông Nô, hoạt động khai thác cát tại khu vực này đã từng bước đi vào nền nếp, cơ bản xử lý dứt điểm tình trạng khai thác trái phép. Những kết quả bước đầu cho thấy, việc hợp tác liên tỉnh sẽ quản lý, bảo vệ cơ bản được nguồn tài nguyên khoáng sản ở các khu vực giáp ranh.
Thực hiện chức năng tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý nhà nước, trong năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thời gian gần đây, Nhà máy Chế biến cao su Nam Đạt của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Nam Đạt (Công ty Nam Đạt) ở xã Chư K’nia (huyện Chư Jút, Đắk Nông) thường xuyên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân địa phương. Mặc dù, người dân đã nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay, tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được khắc phục, gây bức xúc dư luận địa phương.
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nói chung. Trong khi công tác quản lý nhà nước tại một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập, dẫn tới nhiều mỏ khoáng sản chưa được cấp phép vẫn liên tục bị xâm hại.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập trung kiểm tra, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.
Chưa đủ căn cứ để xử phạt, lực lượng chức năng quá mỏng trong khi hoạt động khoan giếng diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở khắp mọi nơi nên không thể kiểm soát… , đó là những câu trả lời mà chính quyền các cấp, cơ quan chức năng cho biết khi hỏi đến trách nhiệm quản lý hoạt động khoan giếng, khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay.
Từ nhu cầu khoan giếng phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân tăng cao, vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân đã nắm bắt thời cơ đầu tư giàn khoan để làm dịch vụ. Điều đáng nói là đa phần các giàn khoan trên địa bàn đang hoạt động theo dạng tự phát, thiếu sự kiểm soát, quản lý từ phía các cơ quan nhà nước.
Do diện tích cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu những năm trở lại đây tăng mạnh, trong đó có nhiều vùng, địa phương không có điều kiện phù hợp để phát triển các loại cây này đã dẫn đến tình trạng khai thác nguồn nước ngầm tràn lan, theo kiểu mạnh ai nấy làm. Việc này được cảnh báo ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước ngầm, gây tụt giảm, ô nhiễm nguồn nước... nếu ngay từ bây giờ không có biện pháp quản lý hiệu quả.
Mặc dù UBND tỉnh Đắk Nông đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, UBND thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk R’lấp phối hợp với các đơn vị có liên quan nhanh chóng vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng xả thải gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hồ thủy điện Đắk R’tíh nhưng đến nay mọi việc vẫn “giẫm chân tại chỗ”.
Kết quả thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ đợt 1 năm 2016 do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) thực hiện cho thấy, kết quả các chỉ tiêu đều nằm trong ngưỡng an toàn.
Từ đầu năm đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã cấp sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại cho 3 đơn vị, nâng tổng số đơn vị được cấp sổ trên địa bàn lên gần 50 đơn vị.
UBND tỉnh vừa có Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế thu thập, quản lý, cập nhật, khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11/10, Bộ Công Thương chính thức công bố tình hình triển khai Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của ôtô, xe máy thực hiện Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 09 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.