Ngành Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm

Hồng Thoan| 27/07/2016 10:58

Trong những năm qua, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tích cực triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói chung, nhất là việc tăng cường kiểm soát, khắc phục, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

ADQuảng cáo

Đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra tại Nhà máy MDF Long Việt, Đắk Song. Ảnh chụp năm 2015

Kiểm soát từ “đầu vào”

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường để nắm bắt được hiện trạng môi trường, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả thì công tác kiểm soát ô nhiễm được đơn vị chú trọng ngay từ “đầu vào” của các dự án. Theo đó, công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường không ngừng được cải tiến và đổi mới. Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành luật Bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp được các đơn vị chuyên môn thực hiện có trọng tâm, trọng điểm theo từng lĩnh vực.

Khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động thì ngành thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đã được phê duyệt có tính đến yếu tố mới phát sinh trong thực tiễn. Duy trì hoạt động của các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành nhằm kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp “nóng” về gây ô nhiễm môi trường, có hành vi đối phó, chống đối, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra công tác bảo vệ môi trường định kỳ theo kế hoạch. Theo dõi thường xuyên việc xả thải của các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các khu, cụm công nghiệp nhằm góp phần bảo vệ nguồn nước hệ thống sông Sêrêpốk, Đồng Nai...

ADQuảng cáo

Hiện tỉnh đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với trên 100 dự án; phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho 3 cơ sở; cấp 29 sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; xác nhận việc hoàn thành nội dung về bảo vệ môi trường cho 3 cơ sở; xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho trên 1.000 dự án. Toàn tỉnh đã có trên 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp phí  bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp với số tiền gần 1 tỷ đồng.

Quản lý chặt, xử lý nghiêm

Theo ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, xác định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình và của mọi người dân, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy; Bố trí biên chế; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý môi trường; thực hiện công tác tuyên truyền.

Ngành cũng đã chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm theo từng lĩnh vực, kiên quyết xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện các giải pháp cấp bách được nêu trong Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, nhờ đó kiểm soát được ô nhiễm, không để phát sinh mới các cơ sở, điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Những năm qua, khi phát hiện có sự vi phạm, tùy vào chức năng, Sở nghiêm túc xử lý với nhiều hình thức như phạt hành chính, buộc tạm dừng hoạt động để khắc phục nên đã tạo được tính răn đe đối với các cơ sở, dự án vi phạm.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO