Beethoven, nhạc sĩ thiên tài

02/08/2012 09:47

Ludwig van Beethoven sinh ngày 16 (hoặc là ngày 17) tháng 12 năm 1770 tại làng nhỏ Rajna cạnh Bonn (Đức) trong một gia đình nghèo có truyền thống âm nhạc...

ADQuảng cáo

Ludwig van Beethoven sinh ngày 16 (hoặc là ngày 17)tháng 12 năm 1770 tại làng nhỏ Rajna cạnh Bonn (Đức) trong một gia đình nghèocó truyền thống âm nhạc. Ông nội - Louis van Beethoven nhạc trưởng dàn nhạccung đình Bonn.Bố - Johann van Beethoven lĩnh xướng cung đình Bonn, sau 3 năm kết hôn với Maria MagdalenaKeverich sinh ra Beethoven. Gia đình Beethoven có 7 người anh em, nhưng cáinghèo và bệnh tật đã cướp đi 4 người em khi còn nhỏ tuổi.



Khi mới lên 8 tuổi Beethoven đã biểu hiện thần đồngvề âm nhạc - chơi đàn piano. Năm 14 tuổi đã viết và biểu diễn thành công 3 bảnsonata cho đàn piano. Năm 1787 (17 tuổi) tìm đến Vienn (Áo) - thủ đô âm nhạccủa thế giới hồi bấy giờ để hy vọng học hỏi người thầy Mozart.

Rủi thay, chưa được 3 tuần phải trở về Bonn chịu tang người mẹhiền, ít nói, dịu dàng và rất mực thương con. Đau thương mất mát đó đã ảnhhưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác sau này của Beethoven. Mãi 1792 (22 tuổi)Beethoven một lần nữa từ giã nơi chôn rau cắt rốn của mình đến sống và làm việcở Vienn, nhưng lúc này người thầy Mozart không còn nữa.

Như Goethe - nhà thơ Đức vĩ đại đã viết: “Cả cuộc đờiBeethoven như một ngày trọn vẹn đầy dông tố”. Ở tuổi 31, Giulietta Guiccicandđi cầu hôn với bá tước Gallenderg; Giulietta Guiccicand là người yêu đầu tiên,với mối tình đẹp và nồng cháy nhất của Beethoven.

Chưa tròn tuổi 35 ở Vienn đã hơn 30 lần chuyển nhà vìtúng thiếu. Thượng đế thật nghiệt ngã và tàn nhẫn với Beethoven, đôi tai - giácquan qúy nhất của người nhạc sĩ cũng bị lấy đi, năm 1819 bị điếc hoàn toàn cảhai tai.

Năm 1823 bắt đầu bị mù mắt và bệnh thống phong, năm1825 xơ gan cổ chướng, năm 1826 viêm phổi và phù toàn thân. Chính năm đóBeethoven phải chịu 4 lần mổ đầy đau đớn. Sau một thời gian dài bệnh nặng, 6giờ 45 phút ngày 26/3/1827 trút hơi thở cuối cùng không một lời từ biệt.

Ba ngày sau, hàng chục nghìn bạn bè, đồng nghiệp,những người ngưỡng mộ âm nhạc... trong số đó có nhạc sĩ thiên tài Schubert và nữnghệ sĩ lỗi lạc tài ba AnschỸtz đưa tiễn Beethoven đến nghĩa trangWahringer, Vienn. Mãi 61 năm sau (1888) hài cốt Beethoven mới được đưa về nơitrang trọng của nghĩa trang Zentral, Vienn với mộ chí giản đơn, không một dòngchữ nào, chỉ duy nhất một từ: “Beethoven”.

ADQuảng cáo




Cuộc đời của Beethoven chẳng phải dài, 57 năm từ lúcsinh ra đến khi mất thiếu thốn về mọi mặt, thương tổn nặng nề về tinh thần vàthể xác. Nhưng ở người nhạc sỹ thiên tài đó có nghị lực phi thường đã vượt lêntất cả để chiến thắng số phận cay đắng và nghiệt ngã của mình, đã cống hiếntrọn đời mình cho nền âm nhạc thế giới.

Những năm tháng cuối đời lúc điếc, mù, lúc quằn quạitrong đớn đau vẫn soạn nhạc. Beethoven đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ:135 tác phẩm bao gồm các thể loại nhạc kịch (opera), nhạc múa (balett), 10 bảngiao hưởng (symphony), nhạc thính phòng (camarazene), khúc cầu kinh (mise),song tấu (duo), tam tấu (trio), tứ tấu (kvartett), 15 bản sonata, tiền tấu, hátbè, phổ nhạc thơ...

Beethoven không chỉ là nhà nghệ sỹ tài ba piano, nhàsoạn nhạc thiên tài, mà là người đầu tiên cảm nhận sâu sắc rằng: “Âm nhạc làtài sản văn hóa của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay mộtnhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng”.

Cũng như Vichtor Hugo viết tác phẩm “Những người khốnkhổ”, Beethoven viết bản giao hưởng số 3 “Anh hùng ca”, tác phẩm số 55 (No. IIISymphony Eroica (Esz-dúr) op. 55) là một trong những giao hưởng nổi tiếng nhất,âm điệu khi trầm hùng, khi réo rắt, khi tha thiết ngợi ca các chiến sĩ cáchmạng, ngợi ca nền cộng hòa đầu tiên của nước Pháp. Đó là cú đấm nặng nề giángvào mặt Napoleon Bonapart trong buổi lễ phong vua.

Hơn ai hết, Beethoven là người yêu thiên nhiên thathiết, yêu những làng quê êm đẹp, yêu mùa xuân, yêu những cánh rừng sắp sửasang thu... thích tha thẩn ở những cánh rừng để nghe tiếng xào xạc của lá rừng,ở đồng nội để nghe khúc nhạc của đồng quê: Bản giao hưởng số 6 đồng nội, tácphẩm số 68 (No. VI Symphony “pastorale” op. 68), bản sonata “Ánh trăng” tác phẩmsố 27 (sonata quasi una Fantasy, op. 27), bản sonata “Mùa xuân” tác phẩm số 24(sonata op. 24)...

Những âm điệu dịu dàng đã làm tan biến những ảotưởng, đưa chúng ta về những phút giây êm đẹp và thanh bình của cuộc sống: Bảngiao hưởng số 7, tác phẩm số 92 (No. VII Symphony (A-dúr) op. 92), Bản giaohưởng số 9, tác phẩm số 125 (No. IX Symphony (d-moll) op. 125), nhưng âm điệuhùng tráng, réo rắt, chốc lát đã khơi dậy trong lòng người nghe niềm cảm hứng,dạt dào tình yêu thương, lòng khoan dung, niềm khát khao hy vọng... Đó là nhữngâm điệu vẽ ra một tương lai sung sướng và hạnh phúc tràn trề đang vội vã đếnvới người nghe.

Dù hôm nay âm nhạc có thêm nhiều thể loại mới, nhưngnhững bản giao hưởng, những bản sonata... của Beethoven vẫn luôn đứng ở vị trícao nhất trong nền âm nhạc thế giới. Nhạc của Beethoven sẽ mãi mãi nằm tronghành trang của nhân loại, đi dọc chiều dài lịch sử.

L.H (t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Beethoven, nhạc sĩ thiên tài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO