Công tác tư pháp từng bước đổi mới, hiệu quả

Văn Tâm| 14/01/2021 17:04

Ngày 14/1, Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021 và định hướng đến năm 2025. Đồng chí Trần Xuân Hải, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, tham dự hội nghị.

Hội nghị tập trung xây dựng các giải pháp trọng tâm trong năm 2021 của ngành Tư pháp

Năm 2020, các cơ quan tư pháp đã tổ chức thẩm định 39 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); tổ chức góp ý gần 200 dự thảo văn bản của Trung ương và địa phương. Tính cả giai đoạn 2016 – 2020, ngành Tư pháp đã thực hiện thẩm định 458 dự thảo văn bản QPPL.

Năm qua, các cơ quan, đơn vị thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cấp tỉnh tổ chức được 140 cuộc tuyên truyền, PBGDPL cho 9.547 lượt người. Ngành Tư pháp đã thẩm định ban hành 1.910 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (không tính cơ quan ngành dọc), với tổng số tiền thu được trên 7,6 tỷ đồng…

Công tác quản lý Nhà nước về bổ trợ tư pháp trong các lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, thừa phát lại, giám định tư pháp... tiếp tục được tăng cường. Hoạt động của Hội đồng PBGDPL cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo thực hiện đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, luôn được đổi mới và hoàn thành các kế hoạch đã đề ra…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Xuân Hải phát biểu tại hội nghị

Năm 2021, ngành Tư pháp tỉnh đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như tập trung quán triệt triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Ngành Tư pháp sẽ triển khai thi hành hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL; nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản QPPL….

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Xuân Hải đề nghị ngành Tư pháp phải tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng, thẩm định văn bản pháp luật. Việc thẩm định các văn bản phải bảo đảm tính ổn định, khả thi, chú trọng đến những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương…

Ngành Tư pháp phải nỗ lực hơn nữa để đạt kết quả cao trong các lĩnh vực hoạt động tư pháp, góp phần tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công tác tư pháp từng bước đổi mới, hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO