Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X): Hoạt động văn học nghệ thuật có bước phát triển quan trọng

Mỹ Hằng| 05/07/2018 14:21

Ngày 5/7, Tỉnh ủy Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tuc xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Video clip:

Các đồng chí: Ngô Thanh Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hà Trung Ký, UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đồng chủ trì.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 23, hoạt động VHNT tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực

Theo đánh giá, sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 23, cùng với thực hiện Chương trình hành động số 33 của Tỉnh ủy, hoạt động văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh có bước phát triển quan trọng so với những năm đầu mới thành lập tỉnh. Hoạt động sáng tạo VHNT đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của VHNT đối với đời sống xã hội.

Các cấp ủy đảng, chính quyền có sự quan tâm đầu tư về nguồn lực cho sự phát triển VHNT, nhất là tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ văn nghệ sĩ, củng cố kiện toàn Hội VHNT và các chi hội trực thuộc. Một số chính sách về phát triển VHNT có ý nghĩa thiết thực, kịp thời động viên giới văn nghệ sĩ, các hoạt động VHNT ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Số lượng tác phẩm đạt giải thưởng tại các hội thi, hội diễn, liên hoan cấp khu vực tăng lên đáng kể. Công tác quản lý nhà nước về VHNT đạt nhiều kết quả nhất định. Hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, môi trường văn hóa có nhiều chuyển biến rõ nét…

Đồng chí Ngô Thanh Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của VHNT tỉnh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc thực hiện Nghị quyết 23 vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể, công tác chỉ đạo, quản lý VHNT chưa đồng bộ, thiếu tính trọng điểm. Chế độ, chính sách trọng dụng nhân tài, ưu đãi văn nghệ sĩ của tỉnh chưa được ban hành. Đội ngũ văn nghệ sĩ có chuyên môn cao vẫn còn ít. Kinh phí dành cho hoạt động phát triển VHNT, sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa, VHNT của các dân tộc thiếu số trên địa bàn còn hạn chế…

Đồng chí Ngô Thanh Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng Bằng khen của Tỉnh ủy cho 4 tập thể có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết 23

Phát biểu tổng kết hội nghị, cùng với đánh giá cao những kết quả đạt được, đồng chí Ngô Thanh Danh đã chỉ ra những nội dung, giải pháp mà cấp ủy, chính quyền cần quan tâm triển khai trong thời gian tới. Điều quan trọng nhất là cùng với tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp được đề cập trong Nghị quyết 23, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với VHNT. Bên cạnh củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường khả năng tập hợp, động viên, phát huy năng lực của đội ngũ văn nghệ sĩ, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm đến việc hỗ trợ kinh phí và có cơ chế, chính sách đầu tư đúng mức, không được xem nhẹ vai trò của văn hóa, VHNT trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Đồng chí Hà Trung Ký, UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh tặng Bằng khen của Tỉnh ủy cho các cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết 23

Nhân dịp này, Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể, 10 cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X): Hoạt động văn học nghệ thuật có bước phát triển quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO