Công bố, chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tổng hợp để tái canh sớm cây cà phê tại Đắk Nông

Lê Dung| 10/05/2019 16:39

Chiều ngày 9/5, Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức công bố, chuyển giao đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tổng hợp để tái canh sớm cây cà phê tại Đắk Nông”.

ADQuảng cáo

Video clip:

Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả sau thời gian nghiên cứu

Theo đó, đề tài do TS Nguyễn Thị Thủy làm chủ nhiệm, được triển khai từ tháng 6/2015-5/2018. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, đề tài đã đánh giá được tình hình vàng lá và biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật áp dụng trong tái canh cũng như trong thời kỳ kinh doanh  cây cà phê tại các huyện Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’lấp và Đắk Mil.

ADQuảng cáo

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng lớn đến kết quả thành công hoặc thất bại của tái canh cà phê cũng như việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên vườn cà phê kinh doanh đã được đề tài xác định cụ thể.

Ngoài ra, đề tài còn thu thập được 9 loài tuyến trùng gây hại, 10 loài nấm trong đất và 7 loài nấm trong rễ cà phê tái canh 1 năm tuổi với nền bỏ hóa từ 6 tháng đến 1 năm. Qua đó, đề tài đã xây dựng được 4 ha mô hình tái canh cà phê tại 2 xã Đắk Lao (Đắk Mil) và Đắk Mol (Đắk Song); đồng thời, đề xuất được quy trình tái canh cà phê sớm từ 6-12 tháng tại Đắk Nông…

Chuyển giao kết quả đề tài cho các cơ quan, địa phương

Toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài được Viện chuyển giao về cho Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Đắk Nông và Phòng Nông nghiệp huyện Đắk Mil quản lý và triển khai nhân rộng kết quả.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công bố, chuyển giao kết quả nghiên cứu, ứng dụng một số giải pháp tổng hợp để tái canh sớm cây cà phê tại Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO