Mưa lũ đã làm 97 người bị chết và mất tích

dangcongsan.vn| 15/10/2017 11:39

Theo báo cáo nhanh ngày 14/10 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến 22h00 ngày 13/10, mưa lũ đã làm 97 người chết và mất tích.

Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng chôn vùi 18 người dân tại xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Nguồn: baogiaothong.vn

Cụ thể, người chết: 60 người, gồm: Sơn La 06 người, Yên Bái 07 người, Hòa Bình 20 người, Thanh Hóa 15 người, Nghệ An 09 người, Hà Nội 02 người, Quảng Trị 01 người.

Người mất tích: 37 người, gồm Sơn La 02 người, Yên Bái 17 người, Hòa Bình 13 người, Thanh Hóa 05 người.

Người bị thương: 31 người, gồm Sơn La 04 người, Yên Bái 07 người, Thái Bình 06 người, Hòa Bình 08 người, Thanh Hóa 05 người, Hà Tĩnh 01 người.

Về nhà cửa: Nhà bị sập: 214 nhà, tăng 25 nhà (Sơn La 50 nhà, Yên Bái 77 nhà, Hòa Bình 32 nhà, Thanh Hóa 49 nhà, Nghệ An 04 nhà, Hà Tĩnh 02 nhà). Nhà bị ngập: 39.977 nhà, tăng 9.150 nhà (Sơn La 43 nhà, Yên Bái 1.705 nhà, Phú Thọ 424 nhà, Hà Nội 295 nhà, Hà Nam 8.667 nhà, Thanh Hóa 26.754 nhà, Hà Tĩnh 2.089 nhà). Nhà phải di dời khẩn cấp: 1.967 nhà, tăng 19 nhà (Sơn La 142 nhà, Yên Bái 405 nhà, Phú Thọ 58 nhà, Hòa Bình 900 nhà, Hà Nội 70 nhà, Hà Nam 238 nhà, Nghệ An 154 nhà).

Về nông, lâm nghiệp: Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi, tính đến 15h ngày 13/10/2017 diện tích ngập úng còn 158.000ha (giảm 17.021ha), trong đó Hòa Bình 10.000ha, Phú Thọ 1.809ha; Bắc Ninh 190ha, Hưng Yên 850ha, Hải Dương 460ha, Nam Định 43.942ha, Hà Nam 9.356ha, Thái Bình 40.000ha, Ninh Bình 14.000ha, Thanh Hóa 27.405ha, Nghệ An 10.423ha. Dự kiến, tình hình ngập úng sẽ còn tiếp diễn trong 5-7 ngày tới và có nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại. Cây trồng lâu năm, hàng năm và cây ăn quả tập trung: 16.303ha (Hà Nội 218ha, Hưng Yên 500ha, Hà Nam 750ha, Thanh Hóa 13.375ha, Nghệ An 1.461ha). Gia súc bị chết, cuốn trôi: 5.930 con. Gia cầm bị chết, cuốn trôi: 198.249 con.

Để ứng phó với thiên tai, ngày 13/10/2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có công điện số 82/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và khu vực Bắc Bộ; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành để chỉ đạo ứng phó diễn biến mưa lũ và bão số 11 (bão Khanun). Sáng ngày 13/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã dẫn đầu đoàn công tác chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do mưa lũ tại tỉnh Yên Bái. Ngày 13/10, Thứ trưởng - Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Hoàng Văn Thắng đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra và hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xử lý cung trượt tại phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình.

Các Bộ: Công Thương, Giao Thông vận tải, Bộ Y tế đã có Công điện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai ứng phó với diễn biến mưa lũ và bão số 11. Chiều ngày 13/10, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã tổ chức họp báo để thông tin tới báo chí về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày 10-12/10/2017.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 11, mưa lũ, ngập lụt, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương thường xuyên cung cấp các bản tin dự báo bão, cảnh báo mưa lũ phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Công điện số 1560/CĐ-TTg ngày 12/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ và các công điện số 80, 81/CĐ-TW của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và số 82/CĐ-TW của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Trong đó các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên có công điện chỉ đạo chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 11 và mưa lũ.

Những công việc cần triển khai tiếp theo: Nghiêm túc thực hiện Công điện số 1560/CĐ-TTg ngày 12/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; Công điện số 82/CĐ-TW ngày 13/10/2017 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai về việc triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 11.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 11, mưa, lũ, tình hình xả lũ các hồ chứa tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Tiếp tục tuần tra canh gác, kiểm tra, phát hiện và khẩn trương xử lý kịp thời các hư hỏng về đê điều, hồ đập, nhất là các trọng điểm xung yếu để chuẩn bị ứng phó với bão số 11 và các đợt mưa lũ tiếp theo.

Tiến hành rà soát thống kê thiệt hại, khẩn trương khắc phục các sự cố, ổn định đời sống nhân dân tại các khu vực bị ảnh hưởng thiệt hại do mưa lũ.

Tiếp tục rà soát dân tại các vùng thấp trũng ở bãi sông, hạ du các hồ chứa; các trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, chủ động triển khai việc di dời dân đến nơi đảm bảo an toàn.

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục dân quân tự vệ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương chủ động thu hoạch lúa, hoa màu đã đến kỳ thu hoạch; khẩn trương tiêu úng cho các diện tích lúa và hoa màu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến bão số 11, mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh.

Trực ban nghiêm túc, theo dõi nắm bắt diễn biến thiên tai, thông tin kịp thời để xử lý các tình huống có thể xảy ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mưa lũ đã làm 97 người bị chết và mất tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO