Phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực Tây Nguyên

Hồng Thoan| 11/12/2018 10:11

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học quốc gia nằm trong chuỗi sự kiện "Ngày cà phê Việt Nam" lần 2 năm 2018 diễn ra vào sáng 11/12 tại Ttrung tâm hội nghị (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).

Video clip:

Đồng chí Trần Xuân Hải, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông phát biểu tại hội thảo

Hội thảo có khoảng 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành, tỉnh, thành phố,  nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đào tạo, doanh nghiệp, nông dân trong và ngoài tỉnh. Các đồng chí Trần Xuân Hải, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Nông; Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện  Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Nguyễn Duy Thụy,  Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đồng chủ trì Hội thảo.

Ông Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện  Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết công nghiệp chế biến vùng Tây Nguyên còn hạn chế

Đánh giá chung cho thấy, Tây Nguyên, vùng đất có nhiều lợi thế để sản xuất các loại nông sản đặc sản, thế mạnh như: cà phê, hồ tiêu, bơ, khoai lang, rau, cây ăn trái, lâm sản. Đây cũng là vùng đứng đầu cả nước về sản lượng, chất lượng của nhiều hàng hóa xuất khẩu.

Tiến sĩ Hồ Bá Thâm, Trường Đại học công nghệ Miền Đông cho rằng cần liên kết giữa các trường đào tạo và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn lao động

Tuy nhiên, hiện việc phát triển sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên vẫn còn nặng về sản xuất và bán thô là chủ yếu, công nghiệp chế biến chưa phát triển mà mới ở quy mô nhỏ lẻ nên giá trị gia tăng mang lại đối với nền kinh tế, xã hội trên địa bàn chưa cao. Nông dân, doanh nghiệp trong vùng hiện gặp nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất hàng hóa do hạ tầng thiếu, không đồng bộ, cơ chế chính sách bất cập, vốn ít, khó tiếp cận thị trường; xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa gắn với chỉ dẫn địa lý quốc gia, quốc tế chưa mạnh.

Đại diện Trường Đại học Tây Nguyên khẳng định khâu yếu nhất về phát triển sản phẩm chủ lực Tây Nguyên là tổ chức sản xuất

Trên cơ sở đó, đại biểu tham gia Hội thảo đã tập trung thảo luận những chủ đề  chính về phát triển chuỗi hàng hóa chủ lực, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ, mô hình cho công nghiệp chế biến, vai trò của các bên trong phát triển chuỗi giá trị hàng hóa...

Giám đốc HTX Hồ tiêu hữu cơ Đồng Thuận, xã Nhân Cơ (Đắk R'lấp) cho rằng cần phát triển công nghiệp chế biến để tránh nông dân được mùa mất giá

Theo đó, hội thảo đi đến thống nhất, đề xuất các giải pháp về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng và vai trò của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân trong chuỗi giá trị.

Giám đốc Công ty TNHH Tất Thắng (Cư Jút) khẳng định công nghiệp chế biến góp phần lớn vào gia tăng giá trị sản phẩm

Vấn đề về xây dựng các cơ chế chính sách, đầu tư hạ tầng, khuyến khích, hỗ trợ để phát triển công nghiệp chế biến theo hướng tinh, sâu, an toàn với môi trường, bảo đảm phát triển bền vững kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cho khu vực và cả nước cũng đã được đại biểu quan tâm.

Hội thảo nhận được sự thảo luận, phản biện sôi nổi từ nhiều đại biểu tham gia

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO