Tìm giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô

Văn Tâm| 30/06/2020 16:03

Ngày 30/6, UBND tỉnh Đắk Nông phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp – PTNT tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp chống sạt lở bờ sông Krông Nô khu vực giáp ranh hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk.

ADQuảng cáo

Video clip:

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Trương Thanh Tùng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành hai tỉnh tham dự Hội thảo.

Hội thảo đã tập trung đưa ra các giải pháp khoa học nhằm chống sạt lở bờ sông Krông Nô

Thời gian qua, tình trạng sạt lở đất bờ sông Krông Nô diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở các xã Đức Xuyên, Nâm N’đir, Buôn Choáh (Đắk Nông) làm mất đất sản xuất của người dân. Đến nay, đoạn sông chảy qua huyện Krông Nô ghi nhận 17 điểm sạt lở đất với chiều dài khoảng 10 km. Các điểm sạt lở thường có bề rộng từ 5 - 30 m, chiều sâu khoảng 5 - 10 m. Tình trạng sạt lở đã và đang khiến cho đất sản xuất nông nghiệp của người dân dọc sông Krông Nô ngày càng bị thu hẹp.

ADQuảng cáo

Đến nay có khoảng 1.122.671 m2 đất sản xuất nông nghiệp ven sông Krông Nô đã bị sạt lở, gây thiệt hại lớn đến sản xuất của người dân. Tình trạng sạt lở đất là do hoạt động xả nước của Thủy điện Buôn Tua Srah, tác động của hoạt động khai thác cát, quy luật dòng chảy tự nhiên…

Ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến tham luận thiết thực như: Hiện trạng sạt lở bờ sông Krông Nô từ năm 2010 – 2019 và các vấn đề liên quan; ứng dụng viễn thám và mô hình mike để đánh giá sạt lở bờ sông Krông Nô; các khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp giữa 2 tỉnh khi triển khai thực hiện Nghị định 23/2020/NĐ-CP, ngày 24/02/2020 của Chính phủ về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; phương hướng tìm nguồn cát nhân tạo để thay thế cát tự nhiên… Tiến sĩ Ngô Thị Bích Đào, CEO Công ty Tư vấn LAPAT Quốc tế trình bày công trình khoa học "Phục hồi hệ sinh thái sông của Tây Nguyên làm chân để cho phát triển bằng phương pháp kè mềm chống xói lở bờ sông". Công trình khoa học này được đánh giá có nhiều giải pháp có thể áp dụng vào thực tiễn chống sạt lở bờ sông Krông Nô.

Tình trạng sạt lở đã gây thiệt hại lớn cho đất sản xuất nông nghiệp của người dân dọc sông Krông Nô

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, ngoài các quy định của Chính phủ, của các bộ, ngành, tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk cần rà soát lại quy chế phối hợp, thống nhất đưa ra các quy định chung để bảo vệ bờ sông và khoáng sản ở sông Krông Nô tốt hơn. Ông Thanh cũng khẳng định, Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá lại công tác quản lý các dòng sông và cát, sỏi nhằm hỗ trợ cho Đắk Nông và Đắk Lắk bảo vệ sông Krông Nô một cách hiệu quả...

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO