Từ ngày 17-21/9/2022, Long An tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022”. Thông qua nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn, tỉnh Long An sẽ giới thiệu các sản phẩm du lịch hấp dẫn, ẩm thực đặc trưng, các dịch vụ du lịch chất lượng gắn kết giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh Long An “Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”.
Tối 17/9, Chương trình khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022 với chủ đề "Long An - Khát vọng sông Vàm" long trọng diễn ra tại Công viên TP.Tân An, tỉnh Long An và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam – VTC1 và trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Long An.
Sáng 17/9 (tức ngày 22/8 năm Nhâm Dần), tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022, kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 589 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và kỷ niệm 10 năm di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.
Theo phong tục của người M’nông, khi đứa trẻ vừa tròn một năm tuổi, cha mẹ đứa trẻ sẽ tiến hành làm hai nghi lễ rất quan trọng là cắt tóc và xỏ tai cho con mình, nhằm cầu mong cho con mình mau chóng khôn lớn, trưởng thành. Nghi lễ cũng đề cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với tương lai con cái mình.
Bằng tình yêu âm nhạc và lòng nhiệt huyết với vùng đất mình đang sinh sống, các nhạc sĩ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã nỗ lực trong sáng tác, cho ra đời những tác phẩm chất lượng được công chúng đón nhận.
Cuốn sách “Luật tục Ê đê, một nền tư pháp hòa giải: Những giá trị xã hội và sự biến đổi” của tác giả Trương Thị Hiền được NXB Khoa học xã hội phát hành đến công chúng. Cuốn sách đề cập đến những giá trị luật tục người Ê đê trong sự biến đổi khi giao thoa văn hóa chung, là sự thích ứng của luật tục Ê đê đối với các thiết chế mới trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Với chủ đề “Thắm tình hữu nghị - Hướng tới tương lai", Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, diễn ra từ ngày 1-3/10/2022, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với tỉnh Điện Biên, các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh có chung tuyến biên giới với nước bạn Lào tổ chức.
Với quan niệm dòng họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, luôn giúp đỡ, cưu mang nhau, do đó, người Mông rất coi trọng dòng họ. Tục lệ cúng dòng họ (hay còn gọi lễ tu su, dù su, uô su, sâu su hoặc dù tàu) của đồng bào dân tộc Mông trong cả nước, cũng từ đó mà hình thành, lưu giữ và phát huy đến tận bây giờ.
Cuốn sách “Truyện dân gian Ê đê” (song ngữ Ê đê - Việt ) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm, H’pliêr Niê Kdăm, H’Juaih Niê Kdăm do NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phát hành giới thiệu đến độc giả những câu truyện dân gian của người Ê đê được ghi lại theo lời kể của người dân cũng như của các nghệ nhân người Ê đê. Đây là những câu truyện trong Chương trình sưu tầm văn hóa dân gian Ê đê từ tháng 4/2013 đến tháng 8/2014 trên địa bàn một số tỉnh Tây Nguyên.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ẩm thực Ê đê là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách chế biến, nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có sự pha trộn hòa hợp giữa vị cay, chua, đắng...