Nghề báo cho chúng tôi cơ hội được đi nhiều, được trải nghiệm nhiều. Thế nhưng, được đến thăm và tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) có lẽ là dấu ấn thiêng liêng trong cuộc đời làm báo của mình.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hoan dân ca các dân tộc tỉnh Đắk Nông lần thứ I, năm 2022 sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 và 14/7/2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh với chủ đề "Thanh âm Đắk Nông".
Người Ê đê thường trải qua rất nhiều nghi lễ trong tín ngưỡng vòng đời. Lễ trưởng thành của người Ê đê chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo.
Cuốn sách “Tri thức bản địa của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đắk Nông” của tác giả Ngô Văn Lệ và Huỳnh Ngọc Thu đã được NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh phát hành đến bạn đọc. Cuốn sách đưa đến bạn đọc những kiến thức độc đáo, bổ ích về kho tàng tri thức bản địa của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Đắk Nông. Những tri thức bản địa này được hình thành, chọn lọc, tích lũy và ứng dụng trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa của cộng đồng.
Tượng gỗ dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, tâm linh của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tạc tượng gỗ dân gian đã trở thành loại hình nghệ thuật dung dị, độc đáo của đồng bào nơi đây. Mỗi bức tượng chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của các dân tộc thiểu số trên vùng đất Tây Nguyên.
Lễ mừng lúa mới của người M’nông được tổ chức vào đầu vụ thu hoạch cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch. người M’nông thường chuẩn bị cho lễ ngay từ ngày đầu tra hạt rồi chờ lúa chín. Lễ được tổ chức ngay tại rẫy, mâm cơm được bày ra để cúng Giàng.