Giữ gìn "báu vật" kháng chiến

Tác giả. Mỹ Hằng| 02/09/2020 08:33

Theo thống kê, hiện nay Bảo tàng tỉnh Đắk Nông lưu giữ hơn 20.000 hiện vật các loại. Trong đó, có hơn 2.000 hiện vật thuộc 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và được xem như là "báu vật" lịch sử cách mạng.

ADQuảng cáo

Cất giữ, bảo quản cẩn thận

Theo ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, nhận thức về tầm quan trọng của những hiện vật kháng chiến trong công tác trưng bày, tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương, ngay sau khi thành lập tỉnh, đơn vị đã bắt tay vào sưu tầm các hiện vật này. Nghe đâu có thông tin về hiện vật thời kháng chiến, đơn vị đều cử cán bộ xuống cố gắng sưu tầm bằng các phương thức khác nhau.

Khẩu súng AR 15 do ông Nguyễn Văn Khanh tặng

Không những có giá trị cao về mặt lịch sử, mỗi hiện vật đều gắn với một câu chuyện khác nhau và mang dấu ấn riêng biệt. Vì vậy, sau khi sưu tầm, hay được cựu chiến binh, người dân mang tặng, Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ tiếp nhận và cất giữ, bảo quản một cách cẩn thận.

Chiếc radio do ông Phạm Kinh tặng

Đối với các tài liệu lịch sử sưu tầm ở các trung tâm lưu trữ quốc gia và hình ảnh các chiến sĩ cách mạng từng tham gia công tác, chiến đấu tại tỉnh Quảng Đức cũ... được bố trí trưng bày tại Khu di tích lịch sử B4-Liên tỉnh IV (Krông Nô). Ở Di tích Ngục Đắk Mil (Đắk Mil), ngoài việc trưng bày các tài liệu, văn bản của Pháp thì còn lưu giữ hình ảnh các tù nhân, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ, xiềng xích nơi đây.

Đôi dép cao su do ông Y Thi tặng

ADQuảng cáo

Mong muốn gửi gắm

Ông Nguyễn Văn Khanh ở phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) tặng 26 hiện vật gồm mảnh bom, nồi nuôi quân, đầu máy may, hộp tiếp đạn... Hầu hết các hiện vật này đều gắn liền với ông trong suốt quãng thời gian tham gia kháng chiến. Trong đó, súng và hộp đạn AR15 là chiến lợi phẩm trong một trận đánh ở cầu Đắk Rô.

Thiếu tướng Phùng Đình Ấm (Ba Cung)- một trong những người trực tiếp chỉ huy Đoàn B90 đã tặng một khẩu súng lục mà ông luôn mang bên mình trong suốt thời kỳ tham gia xoi đường chiến lược Bắc Nam.

Bi đông do ông Nguyễn Trúc Phương tặng

Ông Phạm Kinh tặng một khẩu súng lục, chiếc radio, cùng một bộ dụng cụ y tế mà ông từng dùng để cứu chữa thương binh, người dân trong vùng căn cứ kháng chiến Nâm Nung năm xưa.

Ông Nguyễn Đình Khai tặng một cuốn nhật ký mà ông viết từ những năm 1960 khi còn ở vùng căn cứ Nâm Nung. Cuốn nhật ký ghi lại những năm tháng ông cùng đồng đội vào sinh ra tử, bảo vệ khu căn cứ cách mạng Nâm Nung.

Mỗi hiện vật đều có giá trị lịch sử

Ông Nguyễn Trúc Phương tặng 1 bi đông đựng nước, giấy chứng nhận học y tế, 1 con dấu tòa hành chính tỉnh Quảng Đức cũ…

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giữ gìn "báu vật" kháng chiến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO