Hát nhà tơ - Nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo

Nguyễn Hồng (t.h)| 25/09/2020 06:34

Những nét đặc sắc của hát nhà tơ ở vùng ven biển Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh thể hiện ở sự phong phú về làn điệu, thể hiện ở không gian, thời gian biểu diễn và phương thức thưởng thức. Sự đặc sắc còn vì từ cội nguồn gắn bó mật thiết với lễ nghi, phong tục, với sinh hoạt cộng đồng.

ADQuảng cáo

Nguồn gốc hình thành

Có nhiều luồng ý kiến khác nhau lý giải sự hình thành của loại hình diễn xướng dân gian này. Trong đó, ý kiến đáng chú ý nhất cho rằng hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Móng Cái (Quảng Ninh) có nguồn gốc từ vùng Thanh - Nghệ.

Múa đèn trong hát - múa nhà tơ

Xa xưa khi các ngư dân miền Trung đi đánh cá tìm vào bờ tránh bão dần dần thích nghi với cuộc sống nơi đây nên định cư lại, họ chính là cư dân Móng Cái ngày nay. Hát ca trù theo chân ngư dân Thanh – Nghệ tới vùng đất mới, dần biến đổi thành hát nhà tơ, nhưng vẫn giữ lại những nét đẹp của ca trù. Hát nhà tơ bởi vậy còn được biết đến như một “mảnh vỡ” của ca trù.

Không gian diễn xướng

ADQuảng cáo

Là một loại hình nghệ thuật diễn xướng trước thần thánh, trước các vị anh hùng dân tộc nên biểu diễn hát nhà tơ mang tính kỷ luật cao. Không gian diễn xướng ở chốn linh thiêng nên phải tôn trọng tuần tự biểu diễn và sáng tạo, các đào nương khi tập hát cần đạt theo tiêu chuẩn là “hát hay”, kết hợp nhuần nhuyễn với các loại nhạc cụ thật ăn ý. Một cuộc hát diễn ra theo tuần tự các bài hát. Người sau lại tiếp tục hát các bài hát theo thứ tự. Cô đào thay phiên nhau hát cho đến khi trời mờ sáng thì tan cuộc.

Nội dung của lời hát nhà tơ

Hát cầu phúc, chúc tụng thần thánh, vua chúa, dân bản là một nội dung rất quan trọng trong hát nhà tơ. Nội dung các bài hát đều ca ngợi không khí thanh bình, thịnh trị và có nhiều lời tốt đẹp chúc tụng nhân dân sống yên vui hạnh phúc. Như những lời chúc phúc, cầu may mắn bình an cho cả một năm. Thông qua những lời hát ca ngợi, ông cha ta muốn gửi gắm lời dạy về đạo lý làm người.

Kỹ thuật hát,  múa nhà tơ

Hát, múa cửa đình trong hát nhà tơ chỉ thực hiện tại lễ ở đình làng với 9 điệu: Giọng vọng, giọng thét nhạc, giọng thả, giọng huỳnh, giọng giai, giọng phú, giọng xà lam (ca trù), gọng hãm và giọng thập nhị tứ hiếu. Để hát được các làn điệu, đào hát phải có giọng, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ, khi lên bổng, lúc xuống trầm, lúc lại ngân nga dìu dặt... Còn múa thì cũng có các điệu: Múa dâng nhan, múa tế, múa đèn, múa bông. Sự uyển chuyển của các điệu múa kết hợp với vai trò của trống cái, của xênh kết hợp với trống con và phách, đã tạo ra không khí tưng bừng của lễ hội.

Tháng 6/2015, với những giá trị độc đáo, hát nhà tơ (hát cửa đình) của Quảng Ninh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hát nhà tơ - Nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO