Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới

12/07/2012 09:25

Trên dải đất Việt Nam hình chữ S, từ bao đời nay, nông dân vẫn là lực lượng cơ bản chiếm tới 90% số lượng dân cư. Bởi vậy trong văn học, đề tài nông thôn bao giờ cũng là một đề tài lớn, luôn có nhiều khoảng trống hứa hẹn và thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ cầm bút...

ADQuảng cáo

Trên dải đất Việt Nam hình chữ S,từ bao đời nay, nông dân vẫn là lực lượng cơ bản chiếm tới 90% số lượng dân cư.Bởi vậy trong văn học, đề tài nông thôn bao giờ cũng là một đề tài lớn, luôn cónhiều khoảng trống hứa hẹn và thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ cầm bút.



 Ảnh: Tư liệu


Nền kinh tế thị trường với những mặt tốtxấu, được mất của nó đang chạm vào từng căn nhà, góc phố, xóm thôn. Một nôngthôn đã từng là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến với bao hy sinh thầm lặngsẽ ra sao trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường? Nó còn lưu giữ được nhữngnét đẹp truyền thống xưa hay không? Nó đã biến cải như thế nào? Hiện thực nàycũng là một vấn đề lớn, khiến nhiều cây bút quan tâm và thể hiện khá sắc sảo. Ởđây có hai mảng hiện thực nông thôn thời mở cửa được nhà văn quan tâm thể hiện.

Bi kịch đô thị hóa nông thôn

Truyện ngắn Xóm Chùa Ông của nhà văn nữĐoàn Lê là một khái quát khá toàn diện bức tranh nông thôn thời mở cửa trongquá trình đô thị hóa với những vui buồn, được mất của nó. Từ một vùng quê bìnhlặng, thuần phác với những người nông dân cần mẫn trên đồng ruộng, xóm Chùa Ôngđã chộn rộn lên vì sự thay đổi, bắt đầu từ sự hiện đại hóa đồ vật kéo theo sựthay đổi nếp cảm nếp nghĩ và lối sống của một xóm nghèo ven đô.

Đầu tiên là sự xuất hiện chiếc cát-xétcủa ông Sĩ Duệ - cái đồ vật không chỉ phục vụ đắc lực cho đám cưới với “nhữngbài hát giậm giật” mà còn thay được người khóc trong đám ma, “đỡ được bao nhiêuhơi sức cho con cháu”.

Sự kiện tiếp theo là cái Nhớn, con bà cảThận được tuyển làm diễn viên đoàn xiếc trung ương, hôm trở về làng đã thay đổihoàn toàn - “hai mắt xanh lè”, “quần áo miếng xanh, miếng tím”.

Sự kiện lớn nhất là tin đồn mở đường caotốc qua làng khiến đất mặt đường đắt như vàng, bao gia đình tan cửa nát nhàtrong dịch “sốt đất”: con cả lão Tự Nghệch chém vỡ đầu thằng thứ hai, bà Lăngkiện con rể, lão Hớn cấm khẩu rồi tự vẫn…

Tình làng nghĩa xóm bao năm phút chốc tanra mây khói, nhà nhà suốt ngày nháo nhác chuyện mua bán đất, không ai còn thiếttha làm ăn. Nền kinh tế thị trường đã kéo theo những thay đổi ghê gớm trong đờisống tinh thần, văn hóa của người dân xóm Chùa, làm tha hóa từ tầng lớp cán bộcầm quyền đến cả những người dân hiền lành bình thường.

Điều bi thảm nhất “khiến cả làng há hốcmồm ra” là khi biết kết quả khám nghĩa vụ quân sự, “một nửa thanh niên xóm Chùabị loại vì máu có khoản dương tính với con Hít”...  Những tấn thảm kịchxảy ra tại cái xóm Chùa nhỏ bé thời kinh tế thị trường - cũng là bi kịch chungở các vùng quê thời mở cửa - đã được Đoàn Lê thể hiện sống động trên từng trangviết bằng một giọng văn ngỡ như bình thản lạnh lùng mà ẩn chứa bao đau đớn, xótxa.

Chủ đề nông thôn thời đô thị hóa cũngđược đề cập khá nhiều trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh qua tập truyện ngắnviết về nông thôn, với Đi qua đồng chiều, Đi trên đồng năn, Mây bay cuối đường,Trần gian biến cải, Làng động, Bản kháng án bằng văn...

Không khí bình yên, trong trẻo ở cái làngYên Hạ trung du không còn nữa khi có chủ trương đầu tư làm đường từ thị xã qualàng. Những “chuyện dữ, ghê gớm, động rừng, động làng” đã xảy ra ở làng khixuất hiện một khu du lịch sinh thái, xuất hiện những quán karaokê, những ôngTây ba lô bụi...

ADQuảng cáo

Người trong làng đua nhau làm kinh tế, kẻmở công ty cổ phần, người buôn bán đặc sản rừng, người đấu thầu đất làm trangtrại, bọn con gái mới lớn thì xúng xính ăn diện làm tiếp viên nhà hàng, bọn contrai thì nhoai ra thành phố kiếm sống. Làng xóm có khang trang hiện đại hơn nhưngđi liền với nó là những hệ lụy đáng buồn. Những bi kịch xảy ra đã nhấn chìm baothuần phong mỹ tục đẹp đẽ và nghĩa tình láng giềng từ bao đời.

Viết về sự biến đổi của nông thôn trongkinh tế thị trường, diễn ra ở cả miền xuôi và miền núi, ngòi bút Sương NguyệtMinh và các tác giả khác như Đỗ Bích Thuý, Thu Loan… đầy nhức nhối, day dứt. Họđã viết với tất cả tình yêu và nỗi lòng đau đáu cho vùng đất quê hương mình.Vẫn biết quá trình đô thị hóa là tất yếu, nhưng niềm mong mỏi đặt ra trong cáctác phẩm là, con người hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp,những truyền thống tương thân tương ái của làng quê, thôn bản xưa.

Trở về nét đẹp xưa

Chạm ngòibút tới vùng đề tài nông thôn, với mỗi nhà văn, trong tâm thức sâu xa của mình,là mong muốn được trở về với cội nguồn, trở về với những gì trong sáng, đẹp đẽcủa tuổi ấu thơ, trở về một miền đất bình yên trong trẻo của Miệt vườn xa lắm(Dạ Ngân), với lòng tự hào Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn(Nguyễn Huy Thiệp). Tình yêu nồng nàn đó với quê hương xứ sở khiến cho mỗi nhàvăn dù đi đâu, về đâu vẫn luôn hướng về quê hương bản quán với tấm lòng trĩunặng yêu thương và lòng biết ơn, tự hào vô bờ bến.

Biết ơnquê hương, cha mẹ đã sinh thành, che chở mình và tự hào về những truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của làng quê đã nuôi dưỡng tâm hồn mình, cho mình những bài họclàm người để lớn khôn. Bởi vậy bên cạnh hình ảnh một nông thôn đổi thay theodòng thời gian biến cải, ta còn bắt gặp những trang viết giàu tình yêu với cộinguồn xứ sở của một nông thôn thuần hậu ấm áp, giàu bản sắc văn hóa và đậmnghĩa tình.

Một nôngthôn như thế đã được chạm khắc rõ nét trong những trang viết của Sơn Nam (Hai mươi sáu truyện ngắn), Đỗ Chu (Loài chim trên sóng), Dạ Ngân (Miệt vườn xa lắm),Dương Duy Ngữ (Rước chữ).

Theo chânSơn Nam, Dạ Ngân ta được trở về với những không gian thiên nhiên trù phú củarừng đước Cà Mau bạt ngàn mênh mông và âm u, của vùng U Minh đầy cọp và cá sấu,và những cảnh đời, con người của miệt vườn Nam Bộ sống hào hiệp, giàu tìnhhuynh đệ và thủy chung.

Với Đỗ Chuvà Dương Duy Ngữ ta gặp lại những người dân Bắc Bộ cần mẫn làm lụng (Loài chimtrên sóng - Đỗ Chu), được sống trong những không gian văn hóa truyền thống đặctrưng của lệ làng nghiêm ngặt nhưng đầy tình người (Lệ làng Ghềnh - Dương DuyNgữ), được trở về với những ngày hội làng có những món ăn đặc sản “chỉ bán chonhững người già, không lấy lãi” để tỏ lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ (Ngàyhội làng tôi - Dương Duy Ngữ), được chứng kiến tục rước chữ với những nghi lễkính cẩn thiêng liêng.

Rước chữcủa Dương Duy Ngữ là một tập truyện gồm 9 truyện ngắn viết về đề tài nông thônđược dư luận đánh giá cao, có thể xem như một cuộc hành trình trở về cội nguồn- nơi thánh địa làng quê với bao xáo trộn thăng trầm của thời cuộc để tái sinh.Với những phát hiện công phu và lý thú, Dương Duy Ngữ cho ta thấy một nông thôntruyền thống nhưng lạ lẫm, mới mẻ, có văn hóa và nhân cách. Nhà văn đã hóa thânvào nhân vật, sự kiện, am hiểu tường tận, miêu tả đến tận cùng lẽ đời, phongtục, đạo đức, với những trầm tích của vỉa tầng văn hóa truyền thống mà hiệnđại...

Cùng mạch vận động của truyện ngắn thờikì đổi mới, mảng truyện ngắn về đề tài nông thôn đã có những bước chuyển lớntrên cả hai mặt: khả năng bắt mạch hiện thực đời sống cũng như các phương thứcnghệ thuật thể hiện.

Các truyện ngắn tiêu biểu về vùng đề tàinày của Dương Duy Ngữ, Sương Nguyệt Minh, Tạ Duy Anh, Đỗ Bích Thúy, Đỗ TiếnThụy, Nguyễn Ngọc Tư... được bạn đọc đón nhận đã thể hiện rõ điều đó.

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, sovới tiểu thuyết viết về nông thôn, trừ một số ít truyện ngắn như Bước qua lờinguyền, Cánh đồng bất tận, mảng truyện ngắn viết về đề tài này chưa thật đồngđều về chất lượng và chưa có nhiều tác phẩm thực sự có tiếng vang như tiểuthuyết. Hạn chế này cũng là một thách thức đặt ra cho các cây bút truyện ngắnviết về nông thôn.

(Theo LêDục Tú/VNQĐ)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO