Sức sống trên cao nguyên đá Đồng Văn

10/12/2010 16:45

Vào tối ngày 1-12 vừa qua, tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu...

ADQuảng cáo

Vào tối ngày1-12 vừa qua, tại thị trấn Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Ủy ban quốc gia UNESCO ViệtNamvà UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận caonguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Trước đó,ngày 3-10 -2010, tại Lesvos (Hy Lạp), hồ sơ Công viên địa chất cao nguyên đáĐồng Văn đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN)chính thức công nhận là thành viên của mạng lưới GGN. Hồ sơ Công viên địa chấtcao nguyên đá Đồng Văn là 1 trong 6 hồ sơ được thông qua tại Hội nghị Mạng lướicông viên địa chất châu Âu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Namvà là công viên thứ 2 tại khu vực Đông - Nam Á được tổ chức GGN công nhận.


Ảnh: tư liệu

Côngviên Địa chất toàn cầu

Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện: QuảnBạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, có độ cao trung bình 1.400-1.600 m. Thiênnhiên ban tặng cho vùng đất này nhiều cảnh đẹp, hùng vĩ, nhiều danh lam thắngcảnh đặc sắc, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, nhiều nhóm động, thực vật quýhiếm, nhiều di sản địa chất mang tầm cỡ khu vực, quốc tế. Với các yếu tố tựnhiên, nguồn tài nguyên địa chất, văn hóa truyền thống quý báu, cao nguyên đáĐồng Văn đủ điều kiện xây dựng, phát triển thành công viên địa chất tầm cỡ khuvực và quốc tế. Việc xây dựng, phát triển công viên địa chất cao nguyên đá ĐồngVăn hướng tới 3 mục tiêu: Bảo tồn giá trị di sản địa chất, sự đa dạng sinh học,khảo cổ, lịch sử, văn hóa của khu vực; quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồngvề khoa học trái đất, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, trách nhiệm công dân trongviệc bảo vệ, khai thác bền vững các di sản địa chất; thúc đẩy hoạt động pháttriển kinh tế bền vững như du lịch địa chất, du lịch sinh thái và các hoạt độngkinh tế phụ trợ, tạo nguồn thu nhập bổ sung, góp phần xóa đói giảm nghèo chongười dân. Nơi đây có 17 dân tộc đang sinh sống.

Để được UNESCO công nhận là Công viên Địachất toàn cầu, cao nguyên đá Đồng Văn đã hội đủ các giá trị, nhất là về các giátrị di sản địa chất, địa mạo. Tại đây có nhiều di sản về lịch sử tiến hóa củatrái đất, với các di sản kiến tạo và địa mạo, các di sản cổ sinh, địa tầng vàcổ môi trường... Mặt trượt trong đá vôi ở Quản Bạ là dấu ấn thể hiện rõ nétnhất hoạt động đứt gãy làm nên thung lũng huyện lỵ Tam Sơn. Các điểm đá vôi vânđỏ, đá vôi xám đen, đá vôi trùng thoi ở khu vực Đồng Văn... là những dấu tíchminh chứng vùng cao nguyên này được hình thành từ 260 - 350 triệu năm về trước.Những hóa thạch Tay cuộn, hóa thạch Bọ Ba Thùyở Ma Lé và Lũng Cú có tuổi khoảng từ 400 đến 500 triệu năm cũng đã được tìmthấy trên cao nguyên Đồng Văn...

Là một trong những cao nguyên đá hùng vĩnhất Việt Nam,nơi đây đã từng chứng kiến bao sự kiện lịch sử, nhiều danh thắng và nhiều điềukỳ thú của thiên nhiên, con người với lớp lớp tầng sâu văn hóa chưa được vénmàn bí mật. Một vùng biên ải hoang sơ, tinh khiết như nắng ban mai nơi ngútngàn cực bắc của Tổ quốc.


Ảnh: tư liệu

ADQuảng cáo

Cungđường kỳ vĩ

Cao nguyên đá Đồng Văn cũng là nơi chứngkiến công trình làm đường, phá đá vĩ đại vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.Các tài liệu chính thống cho biết: Hàng vạn lượt người, trong bảy năm ròng từnăm 1959 đến năm 1965, đã tay búa, tay choòng phá đá một cách thủ công nhất,trong thời gian lâu nhất với hai triệu ngày công, để mở gần 200 km đường ô-tôlên cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc, nơi hoang sơ mà tự thuở hồng hoang đến năm1965 chỉ có lối mòn cho ngựa thồ và người đi bộ. Những toán phỉ thời đó vẫntuyên truyền: Bao giờ đá mọc trên đầu người được, con dê đực đẻ con thì ViệtMinh mới làm được đường lên cao nguyên đá. Và, để có được “Vạn lý trường thành”bằng đá ấy, thanh niên xung phong của 18 dân tộc, thuộc sáu tỉnh Khu tự trịViệt Bắc đã làm việc quên mình với tinh thần cộng sản... Tấm bia lớn dựng trênđỉnh Mã Pí Lèng trong mây mù miền sơn cước, án ngữ giữa hai huyện Đồng Văn -Mèo Vạc khắc sâu dòng chữ: “Nhân dân vùng núi tiến kịp vùng xuôi. Trung ươngĐảng khi về Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Ngàykhởi công 10-9-1959; ngày hoàn thành 10-3-1965. Thành phần mở đường gồm bà concủa 16 dân tộc thuộc các tỉnh Cao Bắc Lạng - Hà Tuyên Thái - Nam Định - HảiDương. Riêng dốc Mã Pí Lèng, công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”. Mộtdấu mốc kỳ vĩ có thật nơi cao nguyên, khiến cho lớp lớp hậu sinh thầm biết ơncác thế hệ cha anh đã kiến tạo con đường lịch sử, mở đường hạnh phúc cho concháu muôn đời.

Phốcổ giữa lòng cao nguyên đá

Phố cổ Đồng Văn hình thành và được xâydựng vào đầu thế kỷ 20. Thời gian đầu khi mới hình thành cư dân ở khu phố nàychủ yếu là người Tày và người Hoa. Đến thi 50 có thêm người Kinh, người Dao,người Nùng chuyển đến. Khu phố cổ gồm chợ và hai xóm Quyết Tiến, Đồng Tâm, cókhoảng 40 hộ dân và 18 ngôi nhà cổ được xây dựng ngót 100 năm. Nếu so sánh vớicác phố cổ Hội An, Hà Nội, hay làng cổ Đường Lâm thì phố cổ Đồng Văn không phảilà cổ nhất, quy mô cũng không lớn. Nhưng phố cổ Đồng Văn có những sắc tháiriêng biệt độc đáo và mang bản sắc của cư dân vùng cao nguyên đá nơi biên cươngcủa Tổ quốc còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc độcđáo như khu chợ được tạo nên từ những phiến đá tạc đẽo công phu. Ðối diện khuchợ là dãy nhà dân san sát nối tiếp nhau hợp thành một quần thể sầm uất hiệnhữu giữa đất trời cao nguyên.

Khu chợ Đồng văn là nơi giao thương củađồng bào các dân tộc. Ngày họp chợ, nơi đây thật đông vui tấp nập. Các thiếu nữMông, Pu Péo, Lô Lô xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc từ các bản làngxa xuống chơi chợ và mua sắm, gặp gỡ, trao đổi hàng hóa khiến cho phiên chợlung linh những sắc mầu thổ cẩm. Ăn bát thắng cố, uống rượu ngô, cùng tròchuyện đã tạo cho khu chợ có nét văn hóa đặc sắc. Công trình chợ Ðồng Văn vớikết cấu hình chữ U tráng lệ, thâm trầm lối kiến trúc trên đá được xây dựngtrong khoảng thời gian từ 1925 - 1928. Vẻ bề thế và vững chãi của nó giữa lòngchảo thung lũng cao nguyên như một nét chấm phá đầy ấn tượng.

Đồng hành cùng khu phố cổ Đồng Văn, khudi tích Nhà Vương - một kiệt tác kiến trúc của đồng bào Mông giữa cao nguyên đá- cũng là điểm đến lý tưởng của du khách. Điểm đến này đã nằm trong lịch trìnhcủa tua du lịch khám phá cao nguyên đá Hà Giang. Trong xu thế phát triển dulịch sinh thái và du lịch cộng đồng ở Ðồng Văn nói riêng và Hà Giang nói chung,khu di tích Nhà Vương cũng là một trong những tiềm năng còn ngủ yên đang chờđược đánh thức. Và giờ đây, khi mà Cao nguyên đá Đồng Văn đã là thành viên mạnglưới Công viên Địa chất toàn cầu, một tiềm năng lớn về du lịch nơi cao nguyênđịa đầu Tổ quốc sẽ được đánh thức với nhiều hy vọng mới.

Thùy Dung (t.h)

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sức sống trên cao nguyên đá Đồng Văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO