Xuất bản cuốn sách “Thể chế chính trị Việt Nam lịch sử hình thành và phát triển”

25/12/2012 15:34

Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh vừa xuất bản cuốn sách “Thể chế chính trị Việt Nam lịch sử hình thành và phát triển”...

ADQuảng cáo

Nhàxuất bản Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh vừa xuất bản cuốn sách “Thể chế chính trị Việt Nam lịch sử hình thànhvà phát triển”.


Bìa cuốn sách. Ảnh:VM


Thể chế chính trị là thuật ngữ đượcsử dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa đượcđầu tư nghiên cứu đúng mức. Cho đến nay các văn kiện, văn bản tài liệu chínhthức của Đảng và Nhà nước mới đề cập đến khái niệm thể chế kinh tế mà chưa đềcập khái niện nội hàm thuật ngữ thể chế chính trị. Vì vậy, giới khoa học đã đưara khá nhiều cách hiểu về thuật ngữ này. Theo cách tiếp cận chính trị học, thểchế chính trị là hệ thống các quy tắc, quy định, pháp luật, luật lệ với tư cáchlà những chuẩn mực điều chỉnh hành vi của các chủ thể chính trị các bộ phậnchức năng cấu thành hệ thống chính trị và cơ chế vận hành điều chỉnh các hoạtđộng của các chủ thể trong hệ thống đó. Theo đó, thể chế chính trị bao gồm thểchế nhà nước, thể chế đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị - xã hội.


Thể chế chính trị có vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Nó thểchế hóa những quan điểm tư tưởng của giai cấp cầm quyền thành những chuẩn mựcxã hội và các tiêu chí chính trị thành “luật chơi chính trị” có tính cưỡng chếbuộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo; đồng thời thể chế hóa chínhtrị thành các tổ chức chính trị và con người chính trị - “người chơi chínhtrị" với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Thể chế chính trị là cơ sở cótính pháp lý để những thiết chế chính trị được lập ra và vận hành trong khuônkhổ phạm vi kiểm soát của giai cấp cầm quyền. Đồng thời nó quy định và điềuchỉnh các quan hệ và hành vi các chủ thể chính trị nhằm tạo lập sự ổn định vàsự cân bằng của các quá trình chính trị tạo ra sân chơi chính trị dưới sự quanlý của nhà nước. Thể chế chính trị là sự thể chế hóa hệ thống chính trị thànhcác chế độ cụ thể xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành tốtrong hệ thống chính trị bảo đảm cho hệ thống chính trị vận hành theo một cơchế trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo quyền lực chính trị thuộc về taygiai cấp cầm quyền.


Thể chế chính trị là hình thức triển khai hoạt động của một chế độ chính trịphụ thuộc chủ yếu vào tính chất, nội dung và mục đích của chế độ chính trị đó.Thể chế chính trị bị chi phối bởi tương quan các lực lượng trong đời sống chínhtrị, bởi sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy đòi hỏi thể chế chính trị phảiđổi mới phát triển cho phù hợp.

ADQuảng cáo


Thể chế chính trị Việt Namhiện nay là kết quả của hơn 60 năm đấu tranh xây dựng của Đảng, Nhà nước vànhân dân ta. Ra đời sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, trải qua những giai đoạnkháng chiến chống đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ là giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xãhội; thể chế chính trị nước ta không ngừng đổi mới hoàn thiện, phù hợp với điềukiện lịch sử cụ thể. Các bản hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 là những vănbản pháp lý quan trọng nhất quy định mô hình cấu trúc và nguyên tắc hoạt độngcủa thể chế chính trị Việt Nam hiện đại.


Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế vấn đề đổi mới thể các chínhtrị được đặt ra cấp bách trước hết là phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992.Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình hình thành các giai đoạn phát triển của thểchế chính trị Việt Nam hiện đại, khẳng định các giá trị để kế thừa phát huy chỉra những hạn chế để khắc phục, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩathực tiễn sâu sắc.


Cuốn sách Thể chế chính trị Việt Nam - Lịch sử hình thành và pháttriển, được xuất bản góp phần làm sáng tỏ một số những vấn đề mà bạn đọc quantâm. Sách chia làm 7 chương.


Chương I. Quá trình hình thành thể chế chính trị Việt Nam dân chủ Cộng hòa;trong chương này có 4 mục nói về hoàn cảnh lịch sử đầu thế kỷ XX và sự ra đờivà quá trình hình thành và phát triển từ mô hình thể chế chính trị Xôviết đếnthể chế chính trị Việt Nam dân chủ Cộng hòa.


Chương II. Thể chế chính trị Việt Nam giai đoạn 1945 -1954; trongchương này có 6 mục; xã hội trong xây dựng thể chế chính trị. Tác giả trình bàyhoàn cảnh lịch sử giai đoạn này, và nêu rõ vai trò của Đảng và Nhà nước và cáctổ chức chính trị - xã hội.


Chương III. Thể chế chính trị Việt Nam dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1954-1975. Tác giả trình bày hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này, và nêu rõ vai trò củaĐảng và Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.


Chương IV. Thể chế chính trị Cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 -1975. Tác giảđã luận giải hoàn cảnh lịch sử miền Namvà quá trình hình thành và phát triển thể chế chính trị cách mạng miền Nam;các đảng chính trị và tổ chức chính trị xã hội.


Chương V. Thể chế chính trị Việt Nam cộng hòa giai đoạn 1954 -1975.Tác giả đã trình bày và nêu bật hoàn cảnh lịch sử miền Nam dưới chế độ ngụy quyền và thểchế nhà nước cũng như các đảng chính trị và tổ chức chính trị - xã hội.


Chương VI. Thể chế chính trị Việt Nam giai đoạn 1975 -1992. Tác giảđã trình bày và làm rõ hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này và nhấn mạnh vai trò củaĐảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng và kiện toàn thểchế chính trị.


Chương VII. Thể chế chính trị Việt Nam từ 1992 đến nay. Trong chươngnày, tác giả đã trình bày và làm rõ vai trò của Đảng và Nhà nước, các tổ chứcchính trị xã hội trong đổi mới thể chế chính trị.


Sau mỗi chương của cuốn sách, tác giả đã đưa ra những đánh giá nhận xét về thểchế chính trị cho từng giai đoạn giúp người đọc có điều kiện tiếp cận và hiểurõ hơn về thể chế chính trị Việt Nam.

Nguồn Dangcongsan.vn

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Xuất bản cuốn sách “Thể chế chính trị Việt Nam lịch sử hình thành và phát triển”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO