Những hy sinh thầm lặng qua “Tây Nguyên ngày ấy”

B.M (g/t)| 25/11/2022 08:36

Cuốn sách “Tây Nguyên ngày ấy” của Giáo sư, bác sĩ Lê Cao Đài, được Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 1997, dày hơn 500 trang, tái bản năm 2004. Sau khi tác giả mất, cuốn sách đã được họa sĩ Vũ Giáng Hương, vợ của ông bổ sung và tái bản năm 2008. Cuốn sách đồng thời được nhiều nhà xuất bản in lại và cũng đã được dịch và xuất bản với 3 thứ tiếng: Anh, Pháp và Nhật...

ADQuảng cáo

Những ai đã vượt Trường Sơn ngày ấy, đọc “Tây Nguyên ngày ấy” hẳn sẽ lại nhớ về những ngày ác liệt, gian khổ, thiếu đói trên chiến trường này và nhớ về câu thơ mà bất cứ chiến sĩ Tây Nguyên năm xưa nào cũng thuộc: Tây Nguyên ơi ai đã từng qua đó/Suốt cuộc đời nhớ lại vẫn thương nhau. Nhà văn Tô Hoài viết: “Tây Nguyên ngày ấy” là tài liệu sống, chẳng những bổ ích cho bài học hôm nay mà còn cần thiết cho lịch sử hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”.

Bìa cuốn sách
ADQuảng cáo

Qua “Tây Nguyên ngày ấy”, không chỉ thấy được hình bóng những chiến sĩ áo trắng trên chiến trường mà cả sự hy sinh thầm lặng của họ. Đọc “Tây Nguyên ngày ấy”, bạn đọc hiểu được nỗi lòng của tác giả, bởi vì ông vừa là một nhà khoa học, một nhân chứng, đồng thời cũng là một nạn nhân chất độc da cam. Dù mang trong mình trọng bệnh, bác sĩ Lê Cao Đài vẫn lạc quan và tích cực làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến chiến tranh.

Giáo sư Lê Cao Đài đã nhiều lần đến Mỹ để thuyết trình về chất độc da cam và nỗi đau mà hàng triệu người Việt Nam đang phải gánh chịu. Là Giám đốc Quỹ Hỗ trợ nạn nhân da cam, giáo sư cũng là người đầu tiên nêu vấn đề khởi kiện các công ty sản xuất chất dioxin đã rải xuống miền Nam Việt Nam.

Những ngày cuối cùng trên giường bệnh vì chứng viêm tụy, Giáo sư Lê Cao Đài vẫn không rời chiếc máy vi tính. Ngày 15/4/2002, Giáo sư, bác sĩ Lê Cao Đài trút hơi thở cuối cùng trong niềm thương tiếc của người thân, đồng nghiệp và đồng đội!

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những hy sinh thầm lặng qua “Tây Nguyên ngày ấy”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO