Thêm kiến thức về múa dân gian của người Mạ

B.M (g/t)| 07/10/2022 08:32

Cuốn sách "Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơro, Xtiêng vùng Đông Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Thành Đức do NXB Văn hóa dân tộc phát hành cung cấp cho người đọc nhiều tư liệu điền dã mới, tập hợp các nhận định múa có giá trị, phân tích xã hội tộc người về múa có nhiều lý thú và bổ ích, phù hợp với xu thế thời đại, với đường lối văn hóa nghệ thuật của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp sưu tầm nghiên cứu múa dân gian dân tộc Việt Nam…

ADQuảng cáo

Nghệ thuật múa dân gian của dân tộc Mạ thể hiện qua các loại hình như: múa trong lao động, múa trong sinh hoạt, múa trong tín ngưỡng. Các điệu múa của người Mạ mô phỏng những hoạt động trong cuộc sống thường nhật; từ động tác, công cụ, phương thức lao động, mà họ sáng tạo, mô phỏng, cách điệu thành các điệu múa, phù hợp với thẩm mỹ, tâm sinh lý. Múa lao động gồm: múa tuốt lúa, hái rau, bắt cá, phát rừng, cô gái đi rẫy, lên đồi cỏ tranh, đi chăn trâu, quay tơ, xay lúa, sàng gạo, chọc lỗ tra hạt… Múa sinh hoạt gồm: múa hái hoa, đội phèng la, đánh phèng la, chim bay, khèn bầu… Múa tín ngưỡng gồm: múa cúng thần, lễ hội đâm trâu, mừng thần múa, mừng thần mặt trời…

Bìa cuốn sách

ADQuảng cáo

Người Mạ cũng như người Chơro, Xtiêng, hễ có múa thì nhất thiết phải có âm nhạc, không có âm nhạc thì không thể múa được. Âm nhạc là linh hồn mọi hoạt động múa, động tác múa. Các nhạc cụ diễn tấu cho múa của người Mạ khá phong phú, mỗi loại có tính năng và phương thức cấu tạo âm thanh riêng. Kèn bầu được cấu tạo từ quả bầu khô, ống tre, trúc nhỏ, thuộc bộ hơi. Sáo bè được cấu tạo từ những ống tre, trúc nhỏ, thuộc bộ hơi. Dàn ding k’la được cấu tạo từ khúc tre, dâu bằng cật của ống tre, thuộc bộ gẩy. Tù và được cấu tạo từ sừng trâu, thuộc bộ hơi. Chiêng được cấu tạo từ chất liệu đồng; thuộc bộ gõ. Đàn đá được cấu tạo từ những thanh đá; thuộc bộ gõ.

Trong các loại nhạc cụ diễn tấu cho múa, quan trọng và phổ biến nhất là chinh (chiêng), tổ chức thành dàn 6 chiếc. Mỗi chiếc đều được xác định ý nghĩa, vai trò, kích thước, với tên gọi và ngôi thứ trong gia đình.

Các loại nhạc cụ dân gian của người Mạ là di sản văn hóa quý giá tồn tại, bền vững trong cộng đồng. Nó tham gia và trở thành linh hồn của mọi loại hình sinh hoạt cộng đồng, trong đó có sinh hoạt nhảy múa. Tính năng nhạc cụ diễn tấu cho múa, là một vấn đề cần thiết, là mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật múa và nghệ thuật âm nhạc của người Mạ.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thêm kiến thức về múa dân gian của người Mạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO