Truyện Ngắn: Lá thư thấm đẫm nước mắt

29/11/2012 08:54

Xóm trọ của chúng tôi có người hàng xóm mới chuyển đến. Ðó là hai bà cháu. Bà cụ tóc đã muối tiêu, trán có nhiều nếp nhăn sâu, nụ cười hiền từ phảng phất nét u buồn, dáng đi còn nhanh nhẹn nhưng lưng đã hơi còng...

ADQuảng cáo

Xóm trọ của chúng tôicó người hàng xóm mới chuyển đến. Ðó là hai bà cháu. Bà cụ tóc đã muối tiêu,trán có nhiều nếp nhăn sâu, nụ cười hiền từ phảng phất nét u buồn, dáng đi cònnhanh nhẹn nhưng lưng đã hơi còng. Còn cháu là một bé gái chừng 8 tuổi, có đôimắt to, sáng nhưng đượm buồn, mái tóc đen mềm mại chải nếp gọn gàng, cài chiếcnơ hình con bướm vàng ngộ nghĩnh. Ðồ đạc của họ rất đơn giản, chỉ có một chiếctủ gỗ, giường, bàn viết, ít nồi niêu bát đĩa. Thấy tôi sang thăm, cô bé lễ phép“cháu chào bác ạ” rồi chạy đi lấy một chiếc ghế đôn mời tôi ngồi. Xong con bélại lặng lẽ đến ngồi cạnh bà.

Hàng ngày, bà cụ đếnlàm phụ việc cho một quán ăn gần đó. Cô bé ở nhà một mình. Buổi tối khi bà vềđến nhà, nó đã rửa rau, cọ nồi, lấy nước đầy thau. Cô bé có vẻ cố gắng giúp bàthật nhiều.

Một hôm thấy cô bé quỳtrên chiếc chiếu ngoài sân, đang chăm chú viết trên cuốn vở mỏng. Tôi đến gần,hỏi: “Cháu viết gì thế?”. Cô bé ngẩng đầu và nhoẻn cười “Cháu tập viết, cháuviết xấu lắm”. Tôi cầm cuốn vở, lật xem từng trang. Không phải chữ nào cũng đẹpnhưng đều rất ngay ngắn. Trong đó hai chữ mẹ, cha là viết nhiều nhất và đẹpnhất. “Ai dạy cháu học?” tôi hỏi. “Cháu học với bà cháu”. “Cha mẹ cháu đâu?”.Câu này tôi đã định hỏi từ lâu, bởi vì chưa bao giờ tôi nhìn thấy họ. Cô bénhìn tôi chăm chú không trả lời ngay. Một thoáng buồn trong đôi mắt đen láy:

- Cha mẹ cháu công tácở xa phải không?

- Ở rất xa – Cô bé trảlời rồi lại cúi xuống tiếp tục tập viết.

Về sau tôi được biếtcha mẹ cháu đều mất trong một vụ tai nạn giao thông khi cháu chưa đầy hai tuổi.Bà nội là người thân duy nhất của cháu. Sợ cháu buồn, bà đã giấu cháu, rồi nóirằng cha mẹ cháu đi công tác ở một nơi rất xa. Không có cha mẹ, cô bé dường nhưsớm hiểu biết hơn những đứa trẻ khác, không bướng bỉnh, khóc lóc hay vòi vĩnhbao giờ. Mỗi khi bà về đến nhà là cô chạy đến đỡ bà ngồi xuống ghế, bóp vai,vuốt cánh tay, xoa đùi cho bà. Bà lại ôm ghì cháu vào lòng hôn lên trán, lênđôi má lúm đồng tiền, rồi kể chuyện cổ tích, chuyện ở quán ăn nơi bà làm thuêcho cô cháu nghe.

Cô bé chơi thân vớicon trai tôi. Tuy cùng tuổi nhưng cô bé tỏ ra là người chị, luôn nhường nhịnbạn.

ADQuảng cáo

Tôi cũng nhận ra cô békhông giống như những đứa trẻ bình thường khác, đó là rất thích yên tĩnh. Tôiđã nhiều lần bắt gặp cháu đứng bên cửa sổ, mắt nhìn ra xa. Trên khuôn mặt tráixoan, xinh xắn lúc tràn ngập niềm vui, lúc lộ vẻ ưu tư. Taynắm chặt sợi dây chuyền có chiếc mặt là một hộp nhỏ hình trái tim. Có lần tôiđã được cô bé mở cho xem. Ðó là hình ảnh một người đàn ông tuấn tú và một phụnữ rất xinh đẹp. Cô bé bảo đó là cha mẹ cô.

Tôi hay đưa cô bé đichơi phố cùng con trai tôi. Những lúc mua đồ, hàng, quà cho con, tôi thường hayhỏi xem cháu có mua gì không thì cô bé không đòi mua bất cứ thứ gì, chỉ imlặng, nắm chặt tay tôi. Lúc qua bưu điện cô bé dừng lại hồi lâu, ngắm nhìnkhách hàng đang dán tem, bỏ vào thùng thư. Tôi hỏi: “Cháu nghĩ gì thế?”. “Cháusợ thư người ta gửi không đến nơi”. Tôi bèn giải thích: “Cháu đừng lo, các côchú ở bưu điện chăm lắm, dù xa thế nào thư cũng sẽ đến tay người nhận. Có điềungười gửi phải dán tem, ghi rõ họ tên, chỗ ở, quê quán người nhận”. Cô bé chớpchớp mắt, gật gật đầu tỏ vẻ đã hiểu. Thế rồi, cô xin được tôi mua cho một chiếcphong bì và những con tem. Cô bé rất quan tâm đến ngày tháng. Cuốn lịch ở nhàcô đều do tay cô bóc từng tờ, cô nhớ rất rõ các ngày lễ, ngày tết. Nếu bà cóquên ngày, hỏi cô, cô sẽ trả lời rất chính xác hôm đó là ngày nào.

Trước Ngày Gia đìnhViệt Nam,cô bé có vẻ bồn chồn không tập viết cũng không thấy sang nhà tôi. Bà vừa đikhỏi cô đã đóng chặt cửa ở trong nhà một mình. Ðến chiều, bà cụ hốt hoảng sangnhà tôi nhờ tôi đi tìm cô bé. Tôi thấy rất lạ. Bình thường cháu không tự đi đâuxa bao giờ, luôn có mặt ở nhà để đón bà vào buổi chiều. Tôi và bà cháu đã phảichạy đôn chạy đáo đến những nơi có thể cháu sẽ đến nhưng không thấy. Mãi đếnlúc trời nhập nhoạng, cô bé mới về. Có lẽ bà rất lo lắng và bực dọc nên bà cụđã giận bằng cách lặng im không đáp lại lời chào của cháu. Tôi tìm cách dànhòa. “Cháu đi đâu sao không nói, cháu có biết bà lo lắng, sợ hãi cho cháu thếnào không?”. “Ngày mai là Ngày Gia đình Việt Nam, cháu đi gửi thư cho cha mẹ”.Cháu nói, nước mắt lại trào ra. Tôi lặng người đi. Bà cụ ôm chặt cháu vào lòng,trong phòng chỉ nghe thấy tiếng khóc nức nở, bi ai…

Hôm sau, tôi đến bưuđiện, trình bày lí do và muốn xin lại bức thư của cháu. Tôi nhận chiếc phong bìtừ tay cô nhân viên bưu điện. Ở vị trí của người nhận đề “Bố mẹ thân yêu”. Mặtsau phong bì là một dãy con tem dán liền nhau. Có lẽ cô bé cho rằng càng dánnhiều tem thì thư càng đến được những nơi xa. Tôi mở phong thư, trên tờ giấytrắng kẻ ngang viết những dòng chữ ngay ngắn, nắn nót:

“Cha mẹ yêu thương!

Cha mẹ có khỏe không?Ngày mai là Ngày Gia đình Việt Nam,trong đó có gia đình ta, con nhớ bố mẹ lắm, bố mẹ có nhớ con không? Vì saokhông đến thăm con? Những đứa trẻ khác đều được sống với cha mẹ, chỉ có conchưa được gặp cha mẹ, nếu có chỉ là trong giấc mơ rất sợ thôi! Nghĩ đến cha mẹcon lại khóc. Vì sao cha mẹ lại bỏ con cho bà, không mang con đi cùng mà lại đilâu thế? Nhận được thư con, cha mẹ đến thăm con ngay nhé, có được không? Concầu xin cha mẹ đấy!

Chúc cha mẹ ngày giađình vui vẻ”.

Nước mắt tôi đã thấmđẫm làm ướt lá thư tự lúc nào...

Liên Vũ

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyện Ngắn: Lá thư thấm đẫm nước mắt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO