Truyện ngắn: Mãi nhớ Hạ Long

27/10/2011 15:07

Khi nghe thông tin về việc bình chọn cho Hạ Long bằng tin nhắn điện thoại thuận tiện hơn, chúng tôi bàn nhau cùng làm theo cách này. Tôi mở điện thoại, mở menu, chọn phai Tin nhắn, chọn tiếp phai Viết tin nhắn, soạn dòng chữ HaLong, chọn Gửi, bấm ba số 147 rồi bấm phím OK...

ADQuảng cáo

Khi nghe thôngtin về việc bình chọn cho Hạ Long bằng tin nhắn điện thoại thuận tiện hơn,chúng tôi bàn nhau cùng làm theo cách này. Tôi mở điện thoại, mở menu, chọnphai Tin nhắn, chọn tiếp phai Viết tin nhắn, soạn dòng chữ HaLong, chọn Gửi,bấm ba số 147 rồi bấm phím OK. Chỉ sau mấy giây, điện thoại có tin báo: Tinnhắn của bạn đã gửi thành công và có tin nhắn báo tiếp: “Cảm ơn bạn đã bầu chọncho Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan mới của thế giới…”. Tôi tự hàilòng vì mình vừa làm tròn nghĩa vụ với một phong trào có ý nghĩa. Nhìn sang bêncạnh, thấy Đức dường như vẫn còn đang loay hoay bấm bấm. Tôi hỏi: Chưa xong à?Đức tủm tỉm cười: Ứ hừ! Xong rồi!. “Làm” cái thứ hai đấy. Mình còn có nghĩavụ gấp hai các ông ấy chứ… Tôi bắt lọn: Á à! Ngày trước anh ở Quảng Ninh mà!Chắc có mối tình nào đó phải không? Đức không trả lời ngay. Anh nhìn xa xăm đâuđó rồi mới kể cho chúng tôi nghe về nơi ấy với kỷniệm thật lãng mạn của thời trai trẻ…

Năm ấy, tôihai mươi, là sinh viên năm cuối của Trường Trung cấp kỹ thuật đi thực tập tốtnghiệp ở Cảng Hải Phòng. Tôi được phân công về Đội thi công cầu cảng Chùa Vẽ.Đơn vị này có nhiệm vụ đúc bê tông cầu cảng, nhưng phải làm theo “con nước”,nên dịp tôi ở đó, họ chỉ làm từ 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm là nghỉ vì thủytriều lên, ngập, không làm được. Vậy là tôi có cả mấy tiếng đồng hồ từ sáng đếnchiều tha hồ tha thẩn đi thăm thú trong khu vực. Nơi tôi hay đến là Chùa Vẽ,một di tích lịch sử nằm ngay bờ sông Cấm, kề với công trình chúng tôi đang thicông, thuộc địa bàn thôn Phương Lưu. Nghe nói, ở thế kỷ thứ XIII, Tướng quânTrần Hưng Đạo đã ngồi ở đây để vẽ sơ đồ bố trí trận đánh giặc Nguyên trên sôngBạch Đằng. Vì vậy, sau này người dân xây Đền thờ Ngài; xây Chùa thờ Phật… và cảcụm công trình này được gọi là Chùa Vẽ. Chùa Vẽ tọa lạc trên khuôn viên đấtrộng, ngoài công trình chính là chùa, đền, điện thờ… còn có nhiều nhà tạp dịch,vườn cây ăn quả, vườn hoa, ao, giếng… Oanh quê ở Tiền Hải, Thái Bình, nhưng em cóhoàn cảnh gia đình khó khăn, nên được người bác họ đưa ra Hồng Gai từ nhỏ. Họchết lớp 9, mới 15 tuổi, em nghỉ học để đi phụ việc ở một xưởng chế biến thủytinh ở thị trấn Cao Xanh, thuộc Thị xã Hồng Gai. Đầu năm ấy, em bước sang tuổi17, được gửi về Nhà máy Thủy tinh Hải Phòng để tập huấn nghiệp vụ mấy tháng.Qua Hải Phòng, em cùng một số học sinh được gửi ở trọ trong nhà tạp dịch ChùaVẽ. Công việc của em chủ yếu là học việc nên cũng được bố trí đến Nhà máy vàothời gian ngoài ca sản xuất chính, nghĩa là cũng vào buổi tối là chính. Vì thếban ngày được nghỉ. Vậy là, tại Chùa Vẽ, Hải Phòng, chúng tôi gặp nhau.

Oanh dáng mảnhmai, khuôn mặt xinh xắn, ít nói và có vẻ nhút nhát, nên hay bị đám con trai là“thứ ba học trò” bạn tôi hoặc cánh công nhân đội cầu Cảng gần đấy bắt nạt. Tôithì biết thân phận mình “thấp bé, nhẹ cân” nên ít tham gia các trò nghịch ngợm,trêu chọc… mà lại hay tỷ tê tìm hiểu, động viên nên giành được tình cảm của emnhiều hơn. Những buổi gặp nhau, khi chỉ có hai đứa, Oanh kể nhiều về nơi emđang ở có Vịnh Hạ Long, nơi ấy có biển nước quanh năm xanh thẳm, trong lòngnước có những hòn đảo đá lớn nhỏ, đủ hình thù mọc từ biển lên; bên bờ bên nàyCủa Lục có khu nghỉ mát Bãi Cháy, bên kia có thị xã Hồng Gai, nơi có thị trấnCao Xanh, là nơi em đang ở. Tôi đã từng được đọc sách viết về Hạ Long, nhưngchưa một lần tới, nay nghe em kể mà lòng thấy xốn xang. Quen nhau chừng vàituần thì Oanh hết thời hạn tập huấn, trở về đơn vị. Khi chia tay, Oanh nói vớigiọng đượm buồn: “Biết khi nào được gặp lại anh”. Lúc đó tôi bạo miệng nói:“Thế nào anh cũng tới và sẽ đi tìm em…”. Thực tế, vì mới quen nhau ít ngày,chúng tôi chưa hề nói với nhau điều gì xa hơn sự quen biết, tình cảm bạn bè…Nhưng khi em đi rồi, tôi thấy trong lòng mình tự nhiên có vẻ trống vắng, lúcnào cũng nghĩ đến em và liên tưởng sẽ được gặp lại em ở Hồng Gai, nơi có biểnnước xanh và những quả núi đá mọc từ dưới nước lên…

ADQuảng cáo

Tôi ước ao códịp nào được đến Hạ Long. Rồi “cầu được, ước thấy”, sau thời gian thực tập,chúng tôi được Nhà trường đưa đi thực tế ở Quảng Ninh. Tuy không nói ra, nhưngcó lẽ tôi là người vui nhất, bởi ngoài chuyện sẽ “tận mắt thấy” Vịnh Hạ Longnhư các bạn, thì tôi còn một tia hy vọng là gặp Oanh.

Hồi ấy, đi từHải Phòng ra Hồng Gai thì phương tiện thuận tiện nhất là tàu thủy. Chặng đườngtừ Bến Bính đến Bến Hồng Gai dài chừng tám chục cây số, nhưng phải đi hết bốngiờ đồng hồ vì tàu chạy chậm, lại phải đỗ trả đón khách ở hai bến Quảng Yên vàCát Hải. Chúng tôi lên tàu từ Bến Bính, đó là một con tàu hai tầng, chở được chừnghơn hai trăm hành khách. Đến giờ xuất bến, con tàu hụ còi rồi rì rì rẽ nước. Đitrên sông Cấm được một đoạn thì tàu rẽ vào sông Ruột Lợn. Gọi là sông Ruột Lợnvì đây là đoạn sông nối sông Cấm với sông Bạch Đằng và chảy uốn lượn đến sốtruột quanh những bãi bồi phù sa thuộc địa bàn huyện Thủy Nguyên. Hết sông RuộtLợn là gặp sông Bạch Đằng, nơi Cửa Rừng. Đây chính là đoạn sông mà ở thế kỷ thứX, Ngô Quyền đã cắm cọc đánh quân Nam Hán và thế kỷ XIII, tướng quân Trần QuốcTuấn lại lập kế thủy chiến đánh bại quân Nguyên Mông. Vượt qua Cửa Rừng với bềrộng chừng hai cây số là vào sông Tranh, đây là một nhánh thoát nước từ BạchĐằng ra biển tại cửa Ba Mom ở giữa đảo Cát Hải và Vịnh Hạ Long. Sông Tranh thậtđẹp, nước trong xanh, bên trái là thị trấn Quảng Yên với những ngôi nhà cổkính, êm đềm; bên phải là đảo Hà Nam Phong Cốc trù phú… Từ lúc lên tàu, có lẽmột phần là lần đầu được đi qua vùng đất mới lạ, phần vì phong cảnh thật nênthơ… nên nhiều hành khách, trong đó có hầu hết cánh học sinh chúng tôi đều lêntầng hai, thậm chí leo lên mui tàu để ngắm cảnh. Thế nhưng, sau khi tàu cập bếnđể trả khách, đón khách mới ở Cát Hải và bắt đầu đi vào Vịnh Hạ Long thì hầunhư tất cả hành khách trên tàu đều náo nức với việc ngắm Vịnh. Tôi còn nhớ cóvị khách nói là đã đi rất nhiều lần qua đây, nhưng lần nào ông cũng lên boongtàu để ngắm phong cảnh của Vịnh. Ông ta còn kể một câu chuyện rằng ở một nướcnào đó, con gái nhà quyền quí rất thích lấy chồng là thủ thủ tàu viễn dương,cho dù họ già tuổi ở bậc cha, ông mình, chỉ với một ước vọng đơn giản là trongđời có dịp theo chồng vượt biển qua Việt Nam ngắm Vịnh Hạ Long… Con tàu cứ phămphăm rẽ làn nước xanh trong để vươn tới. Trong tầm nhìn của chúng tôi thấynhững hòn núi đá xanh xám vây lấy hai bên tàu, chặn ngang trước mặt. Thế nhưng,tưởng tàu sắp đâm vào núi đá thì phía trước, một khoảng trống lại mở ra cho contàu trườn tới. Có lúc, chúng tôi thấy con tàu bị cả bốn mặt núi đá vây quanh,nhưng cứ đi lại thấy luồng lạch mở ra… Bọn chúng tôi thì cứ liên tục “ồ” lênhết ngạc nhiên này tới thích thú khác khi thấy những quả núi đá nghiêng nghiêngnhư sắp đổ xuống nước, lúc lại thấy những chiếc thuyền câu bé xíu nép dưới sườnđá với dáng nghỉ ngơi, những cánh buồm nâu căng gió hướng ra phía biển, hoặcnhững đoàn xà lan chở than lặc lè ngược dòng với tàu chúng tôi... Đi sâu vàoVịnh, chúng tôi còn thấy trên đỉnh một ngọn núi có một căn nhà hai tầng sơn màuvàng rất đẹp. Nhiều người trong chúng tôi đoán già, đoán non “Đẹp thế này chắclà nhà nghỉ dưỡng của Bộ Chính trị, của Bộ Quốc phòng, hay là nơi chỉ huy củaĐại tướng Võ Nguyên Giáp…”.Nhưng sauđó, chúng tôi được những người thông thạo giải thích cho biết đó là trụ sở củamột trạm hải đăng, nơi ở của những người làm nhiệm vụ thắp sáng những ngọn đènđể dẫn đường cho tàu thuyền đi trong Vịnh. Khi tàu gần vào bến thì trời tối, từdưới tàu nhìn lên, thị xã Hồng Gai với những dãy nhà xếp tầng tầng lớp lớp trênsườn núi rực rỡ ánh đèn, soi lung linh dưới nước biển, thật là tuyệt vời, thậtlà kỳ vỹ...

Ở Hồng Gai haiđêm một ngày. Buổi tối, tôi đi lang thang trên đường phố như vô định với hyvọng mong manh được gặp Oanh. Nhưng chỉ thấy dáng những người lạ. Hôm sau,chúng tôi đi Cửa Ông một ngày rồi chiều quay lại Hồng Gai. Cơm chiều xong, tôicùng nhóm bạn lang thang ra Bến xe, nơi gần chợ Long Tiên ở chân núi Bài Thơ.Bất chợt, tôi thấy trong một nhóm thanh nữ đứng quanh quầy kem có một dángngười quen quen. Không còn nghi ngờ gì nữa, người đó chính là Oanh. Oanh cũngnhận ra tôi, em hơi sửng người một chút vì có lẽ ngạc nhiên bởi không ngờ tôilại có mặt tại đây như lời hẹn hôm nào... Chúng tôi đi với nhau trên đoạn đườnghướng ra phía đảo Cô Tiên. Khi ấy, tôi thấy phố xá Hồng Gai như lung linh hơn,trên mặt Vịnh Hạ Long, đèn trên thuyền ngư dân đi đánh cá, đi câu mực đêm nhưsao sa và gió biển thổi vào bờ lồng lộng hơn…

Hè năm ấy, hếtkhóa học, tôi ra trường lại được phân công về Quảng Ninh công tác, nên tôi vàOanh có điều kiện gần nhau hơn. Nhưng có lẽ vì “phận không thành” nên khi“duyên sắp bén” thì tôi được cấp trên điều động vào phía Nam công tác.Không gian và thời gian đã không cho phép chúng tôi có dịp gần nhau hơn nữa,song tôi vẫn để lại trong lòng nỗi nhớ về em và miền đất có Vịnh Hạ Long kỳ thúmấy chục năm nay…

ThươngHà

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyện ngắn: Mãi nhớ Hạ Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO