Truyện ngắn: Thầy giáo của tôi ngày ấy

10/11/2011 15:07

Biết nói thế nào về tuổi thơ của tôi với thời còn tiểu học và về cái nơi có ngôi trường làng mà những năm đầu đời mình theo đòi “bút nghiên, cặp sách”! Nghèo nhưng nhà lại gần trường, nên ba má tôi “đành phải bấm bụng” cho tôi đi học, dù ở nhà chẳng ai trông em...

ADQuảng cáo

Biết nói thế nào vềtuổi thơ của tôi với thời còn tiểu học và về cái nơi có ngôi trường làng mànhững năm đầu đời mình theo đòi “bút nghiên, cặp sách”! Nghèo nhưng nhà lại gầntrường, nên ba má tôi “đành phải bấm bụng” cho tôi đi học, dù ở nhà chẳng ai trôngem.

Cổng trườngbán nhiều quà hấp dẫn vậy nên sáng nào, dù có lót dạ hay không, nhà ở gầntrường nhưng tôi vẫn đi học rất sớm. Đi sớm để nhìn tụi nó ăn cho đã thèm !Khoái nhất là nhìn ăn bánh cam, lúc cắn lòi nhân đậu xanh vàng vàng ra. Tụi nóăn ngon mười phần, mình nhìn chảy nước dãi thì xem như cũng được ăn một, haiphần rồi. Tôi thường thu mấy cuốn vở trong lòng, ngồi chồm hổm trước hàng bánhcam nhiều hơn các nơi khác là vì vậy…

Trường tôi họcnăm ấy có ba lớp: Năm, Tư, Ba. Lớp Năm nhiều trò nhất, nhớ đâu khoảng ba, bốnmươi đứa; còn lớp Tư, Ba thì ít dần lên. Cô Phương dạy lớp Năm, thầy Lầu dạylớp Tư và thầy Lộc dạy lớp Ba. Năm tôi lên lớp Nhì (lớp cao nhất trường) thìtrên điều thầy Cẩn về dạy lớp này. Nghe nói thầy đã đậu Tú Tài phần I. Hồi ấy,ai đậu Tú Tài phần I là ghê lắm. Cô Phương, thầy Lầu, thầy Lộc hình như chỉ caolắm là có bằng Trung học Đệ nhất cấp mà thôi. Thầy Cẩn dáng đậm người, da ngămngăm đen. Thầy giọng miền ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi chi đó, nói rấtnhanh và hơi cà lăm. Sau các buổi dạy cô Phương thì ở đậu nhà dân, thầy Lầu,thầy Lộc chiều về thị xã, còn thầy Cẩn quê ở xa nên sau khi dạy, ăn nghỉ tạiphòng cuối trường (phòng dành cho lớp Nhất sau này).

Trường gần nhànên ngoài giờ học, thỉnh thoảng trưa, tối hoặc chủ nhật, tôi thường dẫn em quaphòng thầy chơi. Vì hay lân la đến nơi ở của thầy nên ông thường sai, nhờ tôinhững việc lặt vặt. Một sáng chủ nhật, thầy nhờ tôi đi mua giùm năm trái cam.Tôi cầm tiền chạy đi ngay. Ngày nghỉ học trước trường không ai bán, tôi phải xuốngtrung tâm làng. Trước đây cũng đôi lần thầy nhờ mua thức ăn sáng, nay do bị ámảnh bởi những cái bánh cam thế nào mà tôi lú lẩn mua ngay năm bánh cam, chạyvề. Thầy Cẩn chưng hửng khi thấy tôi cầm bánh về. Thầy nói là nhờ mua cam đểthăm trò Dần bị bệnh, bảo đi đổi lại. Thấy điệu bộ ngần ngừ của tôi, như hiểura điều gì thầy bảo “Thôi để trưa thầy mua, Tám đem bánh lại đây !”. Năm cáibánh ấy thầy với tôi ăn mỗi người hai cái, còn một cái thầy gửi cho đứa em tôithường hay dẫn qua chơi.

Khỏi phải nói hươngvị hai cái bánh cam lần đầu tiên tôi ăn trong đời nó ngon đến thế nào. Khôngnhững ngon mà còn cả một sự khám phá về quà bánh ! Càng khám phá hơn nữa là…tôi biết thầy có khá nhiều tiền. Khi nhờ tôi đi mua thầy đưa tờ bạc Năm-đồng.Năm cắc hai bánh cam nên tiền thối về là ba đồng, bảy lăm xu. Thầy cất hai lămxu bằng kẽm vào hộp gỗ riêng; còn ba đồng rưỡi (1 tờ hai đồng,1 tờ một đồng vàtờ một đồng xé nửa) thầy vuốt thẳng thớm những nếp nhăn ở các góc tiền một cáchnâng niu, cẩn thận. Hồi đó tờ bạc mệnh giá Một-đồng nếu cần, được phép xé haiđể dùng như là hai miếng năm cắc. Nửa đồng xé hai tôi đem về này, do người xécẩu thả, đường rách có hơi nham nhở, thầy đi lấy kéo cắt lại cho thẳng cạnh.Rồi tất cả thầy ép cẩn thận vào ba quyển sách, khác với quyển có tờ Năm-đồnglúc thầy lấy nhờ đi mua. Kệ sách của thầy giống ngân hàng nho nhỏ, quyển nàohình như cũng có gấp tiền.

Sau lần khámphá ấy, đầu óc tôi lúc nào cũng lấn bấn, không yên. Lúc đến cổng trường với baonhiêu hàng quà, tôi lại nghĩ đến những quyển sách có ép tiền của thầy. Khitrong lớp thầy cầm sách giảng, đầu tôi lại hiện ra vô số bánh cam… Vì hay chú ývậy nên tôi thấy thầy rất khoái… tiền. Loại tiền nào, nhất là tiền giấy dù nhănnhó, nhàu nát đến mấy vào tay thầy cũng thành ra thẳng thớm, tinh tươm, xếp giữvào ví hay sách vở đàng hoàng. Có những lúc tôi còn thấy thầy lật đi lật lại tờgiấy bạc nào đó và nhìn ngắm rất lâu.

ADQuảng cáo

Vào một ngàythứ mấy không nhớ rõ, xế tôi sang chơi thì thầy đã ngủ. Tôi xoay người định vềbỗng kệ sách nhỏ của thầy đập vào mắt. Tiền trong mấy sách ấy ! Như có ai xuikhiến tôi bèn đến, nhón lấy một quyển và nhẹ nhàng chạy về. Khi lật sách thầyra, nhằm quyển trong ấy chỉ có duy nhất một tờ giấy bạc. Tờ bạc chi trông rấtlạ. Mặt trước đề Tín phiếu năm mươi đồng và hình tròn một ông già có râu. Mặtsau thì cảnh ra khơi của ngư dân. Hồi nào giờ, tờ bạc nhiều tiền nhất mà tôiđược thấy là Mười-đồng, đằng này lại những… Năm mươi ! Tôi khấp khởi mừng vìtuy gặp quyển sách chỉ có một tờ, nhưng là loại lớn tiền. Bèn giữ tờ bạc lạicòn quyển sách Toán gì đó tôi vứt vào bếp lửa.

Sau một đêm mơđầy quà bánh lộn xộn. Sáng ra dậy sớm, tôi không đến cổng trường mà xuống tậntrung tâm làng, nơi là cái ổ quà bánh đủ loại. Tôi đưa ra tờ giấy bạc, chị bánhcam không chịu bán vì chưa bao giờ thấy thứ tiền này. Sang bà già bán xôi gấcbên cạnh, bà xem xong cười bảo “Tiền này “xưa” rồi. Mày đi mua không khéo bị bỏtù đó !”. Tôi nghe mà hết hồn, vội giấu tiền vào vở và tất tả về lại trường.

Phải đến mấyngày sau, một hôm thầy Cẩn chỉ vào bàn thầy, hỏi cả lớp: “Có em nào thấy quyểnsách Toán của thầy để quên ở đây không?”. Dĩ nhiên không ai thấy. Riêng tôi rấtmừng vì thầy quên là nó mất trên kệ sách của mình. Nếu thầy nhớ mất trên đó,chắc chỉ nghĩ là tôi! Tuy không bị thầy nghi nhưng tôi biết cái chính trongviệc thầy tìm quyển sách Toán chỉ bởi tờ giấy bạc kia. Tôi hối hận quá! Tờ bạcấy vô dụng chẳng giúp mình mua được chút quà nào, trong khi có thể nó rất quantrọng với thầy. Giờ trả lại là không được bởi quyển sách có kẹp tiền tôi đã quăngvào lửa tự hôm mới lấy về. Định bụng chờ lúc thuận tiện nào đó, tôi sẽ bí mậtđánh rơi tờ bạc kia để trả lại thầy.

Dịp ấy chưatới, thì tuần sau thầy Cẩn bỗng dưng nghỉ dạy, đi đâu biệt tăm. Tin chính thức,sở dĩ thầy bỏ trốn vì đến hạn phải bị động viên vào quân trường sĩ quan ThủĐức. Còn tin xầm xì giữa các thầy cô là thầy Cẩn đã lên rừng theo Cách mạng!

Từ tin xầm xìnày, liên hệ với những lần giảng bài của thầy, tìm hiểu tôi mới biết tờ giấybạc trong quyển sách mình lấy cắp năm nào là tiền Tín phiếu Cụ Hồ mà thầy dàycông sưu tầm được.

Những năm saunày, mỗi khi gặp ai vuốt thẳng góc, xếp cẩn thận tiền bạc là tôi lại nhớ đếnthầy. Nhớ, tôi luôn dặn lòng mình dù nghèo khó hay giàu sang lúc nào cũng phảihọc theo cách nâng niu, quý trọng đồng tiền có trong tay như thầy. Thứ nữa tiêuxài phải chừng mực, không hoang phí theo kiểu “ném tiền qua cửa sổ” vì kiếmđược nó ít nhiều cũng là mồ hôi, nước mắt.

Càng về giàtôi lại càng thấy rằng: Những kẻ coi đồng tiền như cỏ rác thì thường hiếm khithành đạt trên con đường sự nghiệp của mình. Mỗi lần nghiệm ra như thế tôi lạinhớ đến việc tìm kéo, cắt thẳng cạnh giấy bạc Một-đồng-xé-hai và cách nâng niuđồng tiền của thầy cùng tờ Tín phiếu Cụ Hồ trong quyển sách năm xưa.

Lê NguyênNgữ

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyện ngắn: Thầy giáo của tôi ngày ấy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO