Truyện ngắn: Thầy Tuyên

17/11/2011 15:07

Đã qua nửa đời người, học qua nhiều trường, nhiều lớp, nhưng trong số những “người lái đò” cho cuộc đời và sự nghiệp của tôi, tôi luôn nhớ đến Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên, một học giả nổi tiếng về dân tộc học, tôn giáo học - một người thầy đã để lại cho thế hệ sinh viên chúng tôi bao niềm cảm phục về tài năng, đức độ...

ADQuảng cáo

Đãqua nửa đời người, học qua nhiều trường, nhiều lớp, nhưng trong số những “ngườilái đò” cho cuộc đời và sự nghiệp của tôi, tôi luôn nhớ đến Tiến sĩ Phan LạcTuyên, một học giả nổi tiếng về dân tộc học, tôn giáo học - một người thầy đãđể lại cho thế hệ sinh viên chúng tôi bao niềm cảm phục về tài năng, đức độ,nhân cách và lòng say mê nghiên cứu khoa học.

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Tiếnsĩ Phan Lạc Tuyên công tác tại Viện Khoa học xã hội TP.Hồ Chí Minh, thường đượcTrường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh mời sang giảng các chuyên đề về dân tộchọc cho sinh viên Khoa Sử chúng tôi. Khi có lịch sắp xếp thầy Tuyên sang dạy,chúng tôi đã nghe các anh chị khóa trước kháo nhau là ông dạy giỏi và hay lắm,nên ai nấy đều rất háo hức chờ đón và cứ nghĩvới học vị tiến sĩ chắc là ông phải “oách” lắm đây. Vào đầu giờ học buổichiều hôm đó, sinh viên lớp Sử chúng tôi đứng ngoài hành lang ngóng xem thầyTuyên đi xe gì tới và tướng mạo ra sao. Một lúc thì có người kêu lên: “ThầyTuyên kia kìa!”. Chúng tôi đổ dồn nhìn ra hướng cổng trường thì thấy một ngườiđã lớn tuổi, mặc bộ đồ vét, thắt cà vạt, đội chiếc mũ phớt rất đàng hoàng,nhưng lại đang dắt một chiếc xe đạp cà tàng đi vào, mồ hôi nhễ nhại chảy dàitrên mặt. Sau này, chúng tôi mới biết là nhà ông ở tận Bà Quẹo, cách trường hơn10 km, nhưng hàng ngày đi làm hay đi dạy, ông đều đạp chiếc xe cọc cạch đó. Vậymà lúc nào ông cũng ăn mặc rất chỉn chu và hầu như không có buổi nào vắng mặt,nhiều hôm còn đến lớp sớm hơn cả cánh sinh viên. Tuy nhiên, điều để lại cho thếhệ sinh viên chúng tôi ấn tượng, khâm phục hơn cả là học vấn uyên thâm, tấmlòng đức độ, bao dung, niềm say mê nghiên cứu khoa học của ông. Mỗi khi có giờgiảng của ông là chúng tôi đều đến lớp rất đầy đủ và ngồi im phăng phắc nghenhư nuốt từng lời. Giờ nghỉ giải lao, ông lại ra hành lang hút thuốc, chuyệntrò, hỏi han chúng tôi về quê hương, hoàn cảnh cuộc sống hiện tại như một ngườicha hết sức ân cần. Biết tôi là sinh viên từ Đắk Lắk xuống học, ông bảo, ở TâyNguyên có nhiều dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa rất độc đáo, nếu sau này ratrường mà về công tác, nghiên cứu sâu về các tộc người thì hay lắm.

ADQuảng cáo

Ông đã từng đi rất nhiều nước để nghiên cứu,học tập, giảng dạy, có nhiều điều kiện có thể “cải thiện” cuộc sống. Nhưng mỗilần về nước thì cái mà ông mua nhiều nhất lại là sách, đủ loại, chất cả mấyrương, ai nhìn vào cứ tưởng ông đem của cải, tài sản về nhiều lắm. Ông bảo, làngười nghiên cứu khoa học thì thứ quý giá nhất trên đời là sách và kiến thức, còntất cả của cải chỉ là thứ phù du, nếu ông ham thì có lẽ bây giờ giàu lắm rồi,chứ không phải ngày ngày đi làm bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Ông còn thườngkhuyên chúng tôi, cứ nỗ lực cố gắng học tập, sau này ra trường dù ở bất cứ lĩnhvực, công việc gì thì trước hết là phải làm người cho thật tốt, giữ gìn đạo đứctrong sáng, đừng tham lam, đòi hỏi quá nhiều ở cuộc sống. Có lần, Khoa Sử tổchức sinh hoạt chuyên đề vào ngày nghỉ và mời thầy Tuyên đến thuyết trình vềchủ đề: “Kẻ sĩ xưa và nay”. Hôm đó, giảng đường không còn một chỗ trống, sinhviên chúng tôi ai nấy đều ngồi lặng phắc khi nghe ông giảng về cái đạo làmngười của kẻ sĩ đích thực. Đó là dù xưa hay nay, đã mang danh kẻ sĩ-người tríthức thì cần phải sống có nghĩa khí, biết “trọng nghĩa khinh tài”, phải giữ“nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” ở đời. Cuối buổi, ban tổ chức có đưa một “phong bì”gọi là thù lao buổi nói chuyện, nhưng ông liền gạt phắt: “Tôi nói mà có đôngsinh viên đến nghe như vậy là vui lắm rồi. Kẻ sĩ mà sao lại nói đến chuyện tiềnbạc ở đây!”. Gần một năm học các chuyên đề của thầy Tuyên, quả thật chúng tôiđược trưởng thành lên rất nhiều, từ kiến thức, suy nghĩ về cuộc sống, hoài bãocho đến sự hiểu biết về nhân tình thế thái, đối nhân xử thế ở đời.

Sau này, chúng tôi còn biết đến thầyTuyên còn làm bao chuyện “động trời” hơn nữa, chứ không chỉ đơn thuần là mộttiến sĩ khoa học xã hội-người thầy đứng trên bục giảng. Đó là vào ngày11-11-1961, cái tên Phan Lạc Tuyên bỗng vang dội giữa Sài Gòn trong cuộc binhbiến đảo chính chính quyền Ngô Đình Diệm. Lúc bấy giờ, đại úy Phan Lạc Tuyêntròn 32 tuổi đã chỉ huy liên đoàn biệt động Quân khu thủ đô chiếm giữ Bộ Tổngtham mưu Ngụy, với một khẩu đội trọng pháo sẵn sàng san bằng phủ tổng thống.Thế nhưng, cuộc đảo chính bị thất bại, ông tị nạn tại Campuchia, rồi sau đóquay về Việt Nam tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, dấnthân vào con đường đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc. Ông cũng đã từngcùng đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra miền Bắcgặp Bác Hồ vào năm 1967. Sau này, ông sang Ba Lan nghiên cứu, lấy bằng tiến sĩngành Dân tộc học và rẽ hẳn sang con đường nghiên cứu khoa học. Các công trìnhnghiên cứu của ông như Người Chàm ở Việt Nam, Từ Tây Nguyên đến Đồng Nai,Lịch sử bang giao Việt Nam-Đông Nam Á, Nghiên cứu và điền dã… đều là nhữngtài liệu dân tộc học kinh điển. Thần tượng của cuộc đời ông là Chủ tịch Hồ ChíMinh. Trong số các kỷ vật mà ông luôn giữ gìn, trân trọng suốt cuộc đời có mộtlá thư mời dự tang lễ Hồ Chủ tịch, mảnh băng tang đen và một bông hoa vải đượcông rút ra từ vòng hoa của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam viếng trướclinh cữu Người. Vì có thần tượng là Bác Hồ mà Tiến sĩ Phan Lạc Tuyên đã có mộtsự lựa chọn và dấn thân mạnh mẽ như thế cũng như dành trọn cả cuộc đời cho sựnghiệp nghiên cứu khoa học.

…Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam(20-11) năm nay, nhóm “Xa thành phố” chúng tôi bàn nhau tề tựu về trường cũ họplớp và thăm thầy Tuyên. Thế nhưng, dự định của chúng tôi đã lỡ vì thầy Tuyên đãra đi lặng lẽ, về với “cõi người hiền”, hưởng thọ 84 tuổi. Vì ở xa, tôi khôngvề viếng thầy được, song đã tự an ủi về mình rằng đã may mắn được thầy truyềndạy cho tri thức cũng như biết bao điều hay lẽ phải ở đời để làm hành trangvững bước trong cuộc sống hôm nay. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sắp đến,xin được thắp nén “tâm nhang” tưởng nhớ đến Thầy.

Tường Mạnh

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Truyện ngắn: Thầy Tuyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO