Cán bộ phụ nữ phải nhiệt tình, thậm chí phải hy sinh công việc gia đình thì mới làm được việc

Thanh Nga| 05/11/2019 10:54

Đối với những chị em là người dân tộc thiểu số làm cán bộ phụ nữ ở các bon làng được ví như những người “vác tù và hàng tổng” và gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, bằng sự nhiệt tình, năng động trong công tác, các chị luôn được bà con tin yêu, quý mến.

ADQuảng cáo

Luôn làm hết mình

7 năm qua tham gia công tác hội, chị H’Lan, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Quảng Khê (Đắk Glong) đã “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ và các hộ dân trong xã thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như công tác hội.

Chị H’Lan, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Khê (Đắk Glong) tự tin giới thiệu về công tác hội ở địa phương tại Hội thi cán bộ phụ nữ cơ sở giỏi cấp tỉnh

Chị H’Lan tâm sự: Điều khó nhất đối với bản thân khi tham gia công tác hội đó là công tác vận động, tuyên truyền chị em. Bởi khi có văn bản của hội cấp trên đưa xuống, bên cạnh các chị em nghiêm túc thực hiện thì vẫn có một số các chị biết nhưng không thực hiện, dẫn tới ảnh hưởng các phong trào. Có những thời điểm, một số chị em dần ít tham gia sinh hoạt, tập trung vào việc phát triển kinh tế. Trước thực tế đó, chúng tôi tham mưu và tạo ra các phong trào, thành lập các tổ vay vốn nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế và từ đó thu hút chị em tham gia vào sinh hoạt hội nhiều hơn”.

Đến nay, Hội LHPN nữ xã Quảng Khê có 888 chị em tham gia sinh hoạt tại 12 chi hội thôn, bon; trong đó trên 400 chị em các dân tộc thiểu số. Các chi hội đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và có sự giao lưu, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong chị em.

ADQuảng cáo

Những cán bộ phụ nữ huyện Đắk Glong chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xã Đắk P’lao (Đắk Glong) hiện có 396 hội viên phụ nữ sinh hoạt tại 5 chi hội. Chị H’Gung, Chủ tịch Hội LHPN xã Đắk P’lao có gần 10 năm làm công tác hội chia sẻ: Ở địa phương có 3 bon chủ yếu người dân tộc Mạ sinh sống nên công tác tuyên truyền có nhiều thuận lợi do mình là người bản địa, am hiểu về đời sống, phong tục, văn hóa của dân tộc. Trên địa bàn xã, ngoài 3 thôn tập trung đông người Mạ sinh sống thì có 1 thôn chủ yếu người Tày và Nùng, thôn còn lại chủ yếu người Mông. Mỗi dân tộc có đặc điểm riêng nên công tác tuyên truyền có những khó khăn nhất định.

Trước thực tế đó, chị H’Gung phải thường xuyên đến tuyên truyền, vận động để chị em tham gia. Khi chi hội tổ chức sinh hoạt, chị đích thân thường tới dự và cùng với cán bộ hội tuyên truyền. Trong quá trình tuyên truyền, nhiều lúc chị phải nhờ trưởng thôn là người Mông làm phiên dịch để bà con hiểu.

Làm cán bộ hội phụ nữ ở những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số luôn có nhiều khó khăn hơn so với các địa phương khác. Đời sống kinh tế và trình độ của đa số các hộ dân so với mặt bằng chung còn thấp. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ phụ nữ phải nhiệt tình, thậm chí phải hy sinh công việc gia đình vì công việc xã hội thì mới làm được. Nhưng bù lại, những khó khăn vất vả phần nào được bù đắp khi chúng tôi gần dân, được dân yêu mến, tin tưởng và điều đó động viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chị H’Jông, Chủ tịch Hội LHPN xã Đắk Ha (Đắk Glong)

Muốn làm được nhiều việc hơn

Đối với chị H’Lan, chị nhận thấy, điều khó nhất đó là trình độ chuyên môn còn thiếu nhiều thứ. Làm cán bộ phụ nữ nhưng nhiều khi có vấn đề gì không hiểu thì bà con hay hỏi và nhờ giúp đỡ, chẳng hạn như liên quan đến chính sách. Có lần có người tới tận nhà chị để nhờ chỉ dẫn về chế độ hộ nghèo và cách làm giấy đi đường cho con đang học tập xa. Chị cũng cố gắng giải thích và hướng dẫn bà con tới các cán bộ liên quan để được chỉ dẫn làm cho đúng. Thế nhưng, có những vấn đề chị không rõ nên thấy cần phải trau dồi thêm kiến thức để giúp bà con nhiều hơn.

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ phụ nữ phải nhiệt tình, thậm chí phải hy sinh công việc gia đình thì mới làm được việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO