Cần rèn luyện thói quen đọc sách

08/03/2012 09:45

Ngày nay, với sự phát triển nhanh về mọi mặt, nhất là công nghệ thông tin làm cho việc tìm kiếm thông tin nhanh trở nên dễ dàng hơn. Cũng chính vì vậy mà văn hóa đọc sách của người dân, nhất là trong học sinh đang dần phai nhạt dần...

ADQuảng cáo

Ngày nay, với sự phát triển nhanh về mọimặt, nhất là công nghệ thông tin làm cho việc tìm kiếm thông tin nhanh trở nêndễ dàng hơn. Cũng chính vì vậy mà văn hóa đọc sách của người dân, nhất là tronghọc sinh đang dần phai nhạt dần. Do đó, việc rèn luyện kỹ năng, thói quen đọcsách là điều mà phụ huynh, các bạn trẻ cần phải có sự quan tâm thích đáng.

Trao đổi về văn hóa đọc, cô Nguyễn ThịHạnh, giáo viên môn Văn Trường THPT Trần Hưng Đạo (Đắk Mil) cho rằng, quá trìnhtự học, tự tìm tòi kiến thức qua sách vở, tài liệu đã giúp người xưa có vốn vănhóa sống thật đáng trân trọng. Đối với môn Văn, ngoài việc nắm vững những kiếnthức chung thì việc đọc những loại sách như: những bài văn hay, những tác phẩmvăn học nổi tiếng, kinh điển…là một trong những cách hữu hiệu giúp học sinh cóthêm vốn kiến thức về từ, cách đặt câu, tư liệu làm dẫn chứng để làm một bàivăn hay. Việc thường xuyên đọc sách còn giúp cho tâm hồn ngày càng đẹp hơn, mớicó được những áng văn hay, đồng thời cũng giúp hình thành một nhân cách tốthơn. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít học sinh có thói quen đọc sách. Nếu giáo viêncó yêu cầu đọc thì các em cũng chỉ lướt qua để đối phó nên không đủ thời gianđể “kịp” tư duy, suy nghĩ về những hàm ý hay trong các tác phẩm. Cũng chính vìít đọc sách nên bây giờ vốn văn chương của học sinh rất yếu, nhiều em còn khôngbiết cách đặt câu, dùng từ sao cho phù hợp. Cũng có nhiều em dành thời gian đểđọc, nhưng lại đọc những sách không giúp ích gì nhiều cho việc tư duy, tích lũykiến thức như truyện tranh chẳng hạn.



 Ảnh: Quốc Sỹ


ADQuảng cáo

Việc khôngcó thói quen đọc sách củahọc sinh xuấtphát từ nhiều nguyên nhân. Thời gian, phương pháp học tập và sự đa dạng của cácphương tiện thông tin đại chúng là một trong những nguyên nhân làm cho các bạntrẻ sao nhãng việc đọc và nghiên cứu những tác phẩm có giá trị. Việc phải đihọc cả ngày, tối lại học thêm, học phụ đạo… làm cho học sinh không có thời gianđể đọc. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin tạo ra nhiều“kênh” cung cấp thông tin nhanh và tiện ích như Internet, tivi… làm cho các emquên dần thói quen đọc sách để tìm tư liệu, lấy thông tin. Bạn Võ Hoài An, họcsinh lớp 12, Trường THPT Gia Nghĩa (Gia Nghĩa) tâm sự: “Trước đây, em cũng rấthay đọc sách, nhưng vài năm nay, em không có thời gian đọc sách vì phải đi họcchính khóa, học thể dục, đi học phụ đạo… Với lại bây giờ muốn biết bất kỳ thôngtin gì em chỉ cần gõ vào Google là có hết, không cần mất nhiều thời gian để tracứu như trước đây nữa”. Còn bạn Trần Ánh Vân, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn(Tuy Đức) thì tâm sự: “Lúc nào em cũng thấy bài tập quá nhiều nên hiếm khi emcó thể dành thời gian để đọc sách. Mà để đọc một tác phẩm nào đó thì mất rấtnhiều thời gian và cũng rất căng thẳng nên nếu có rảnh thì em cũng thường tìmnhững trò chơi nào có thể giúp bản thân giải trí được cho thoải mái như game,nghe nhạc trẻ chẳng hạn”.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việcmất dần thói quen đọc sách trong giới trẻ nữa là ý thức duy trì và phát triển vănhóa đọc của giới trẻ thật sự vẫn chưa cao. Điều đó có thể thấy rõ ở số lượt ítỏi học sinh đến đọc sách ở thư viện của các trường học. Thậm chí, nhiều trườngmỗi năm chỉ có vài chục học sinh đến mượn sách để đọc, nhưng chủ yếu là sáchtham khảo. Cũng chính vì không có thói quen đọc sách nên một bộ phận lớn họcsinh khi nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng, những vị anh hùng dân tộc… đều rấtmơ hồ. Và cũng từ thực tế cho thấy, hầu hết các bạn trẻ hiện nay dễ chấp nhậnnhững giai điệu đơn giản của các bản nhạc viết vội, những cuốn sách nghèo nànvề thông tin... Đáng buồn hơn là không ít bạn trẻ đều không thích đọc nhữngtrang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử thế, về một thân phận đángthương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển tập lịch sử hào hùng của cácdân tộc... Cứ thế, giới trẻ dần dần có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc phảitư duy, động não.

Để rèn luyện thói quen đọc sách thì mỗibạn trẻ cần nêu cao tinh thần tự học hỏi của mình. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cầnrèn luyện cho con mình thói quen đọc sách ngay từ nhỏ và tìm cách định hướngcho con đọc những loại sách có ích. Ngành giáo dục cũng cần đẩy mạnh công táctuyên truyền để học sinh biết và hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách, từ đóhình thành thói quen và niềm đam mê đọc sách.

Nguyễn Hiền

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần rèn luyện thói quen đọc sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO