Dự án mạng Giáo dục tạo bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học

05/11/2010 10:19

Dự án mạng Giáo dục được Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai từ năm 2008, nhằm hỗ trợ miễn phí cho việc kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nước...

ADQuảng cáo

Dự án mạng Giáo dục được Tổng Công tyViễn thông Quân đội (Viettel) ký kết với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khaitừ năm 2008, nhằm hỗ trợ miễn phí cho việc kết nối Internet tới tất cả các cơsở giáo dục trong cả nước. Tại tỉnh ta, đến nay, Chi nhánh Viettel Đắk Nôngcũng đã triển khai và hoàn thành kết nối Internet cho 100% số cơ sở giáo dụcnằm trong dự án, thông qua công nghệ Leased line, ADSL, EDGE, 3G.

Theo ông Nguyễn Quốc Lập, Phó Giám đốcKinh doanh Cố định, Chi nhánh Viettel Đắk Nông thì đơn vị hiện đã hoàn thànhviệc kết nối Internet cho 262 cơ sở giáo dục, bao gồm các trường học từ bậc mầmnon đến THPT, Sở Giáo dục & Đào tạo và 8 phòng giáo dục ở các huyện, thịxã; đồng thời, hỗ trợ miễn phí về modem, phí lắp đặt ban đầu và cước sử dụnghàng tháng cho tất cả các đơn vị. Trong đó, 60 cơ sở giáo dục nằm trong khu vựccó sẵn cáp của Viettel, việc kết nối đã được Chi nhánh thực hiện bằng việc lắpđặt cáp đồng hay còn gọi là đường truyền ADSL, với tốc độ tối thiểu là 2Mb/s.Còn lại 201 trường học nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, Chi nhánh đãthực hiện giải pháp kết nối vô tuyến thông qua công nghệ EDGE của mạng di độngvới tốc độ 100 kb/s. Để tiếp tục thực hiện theo cam kết, từ tháng 6 năm nay,Chi nhánh cũng đã tiến hành chuyển đổi miễn phí 100% modem EDGE (công nghệ 2G)lên modem 3G cho các cơ sở giáo dục được nối mạng trước đó. Sau khi chuyển đổi,đơn vị vẫn tiếp tục áp dụng chương trình miễn phí cước sử dụng hàng tháng. Đượcbiết, với thiết bị mới này sẽ giúp các cơ sở giáo dục thuận tiện hơn trong việcchia sẻ kết nối mạng nội bộ, giao diện sử dụng thân thiện, chất lượng dịch vụmạnh và dễ dàng hơn cho người sử dụng. Hiện tại, 50 cơ sở giáo dục trong toàntỉnh đã được Chi nhánh hoàn thành việc chuyển đổi, phấn đấu đến hết năm 2010,sẽ hoàn tất chuyển đổi cho 141 trường nằm trong vùng được phủ sóng 3G còn lại.10 trường thuộc khu vực chưa phủ sóng 3G sẽ được Chi nhánh tiếp tục triển khaitrong năm 2011.


Các trường học đã thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu thôngqua mạng điện tử

ADQuảng cáo

Để dự án được triển khai thuận lợi và đạthiệu quả cao, Sở Giáo dục & Đào tạo cũng đã rất tích cực trong việc tăngcường đầu tư hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục. Theoông Nguyễn Đức Thạch, Phó Chánh Văn phòng (Sở Giáo dục & Đào tạo) thì hiệnnay, 70% các trường THCS và 100% trường THPT trong toàn tỉnh đã được trang bịphòng máy có kết nối Internet. Riêng các trường ở vùng khó khăn, Sở cũng đã ưutiên đầu tư cho mỗi đơn vị tối thiểu 2 máy tính và thiết bị ngoại vi. Nhờ đó,tính ưu việt của dự án đã được các cơ sở giáo dục phát huy tối đa hiệu quả.Hiện nay, mọi văn bản của Sở đều được đưa lên mạng và chuyển đến các đơn vịthông qua e-mail nội bộ. Phần lớn các trường học cũng đã thực hiện việc chuyểnphát công văn, tài liệu thông qua mạng điện tử. Việc kết nối thông tin, điềuhành bằng văn bản điện tử giữa Sở với Bộ Giáo dục & Đào tạo và các trườngđược nhanh gọn và tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí văn phòng phẩm chomỗi cơ quan. Tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (Đắk Mil), từ khi Dự án mạng Giáodục được triển khai, 2 phòng máy, với 50 máy tính của nhà trường đã nhanh chóngđược kết nối Internet để cán bộ, giáo viên và học sinh có điều kiện truy cậpthông tin thường xuyên. Theo thầy giáo Nguyễn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường thìDự án mạng Giáo dục có ý nghĩa rất thiết thực đối với hoạt động quản lý giáodục và giảng dạy của nhà trường. Thông qua e-mail nội bộ, nhà trường có thểtrao đổi công văn, quyết định, văn bản chỉ đạo đến từng cán bộ, giáo viên mộtcách nhanh và chính xác nhất. Từ Internet, mọi thông tin trong và ngoài ngànhđược giáo viên khai thác triệt để và nắm bắt kịp thời để hỗ trợ cho tiết giảng.Còn tại Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng (Gia Nghĩa), từ khi dự ánhoàn thành, giáo viên trong toàn trường cũng đã biết tận dụng Internet để khaithác các thông tin liên quan, nhất là về hình ảnh minh họa hoặc các câu chuyệnkể, giúp cho bài giảng thêm phong phú và sôi động hơn. Các học sinh cũng linhhoạt hơn trong việc học tập, ngoài việc lĩnh hội những kiến thức trên lớp cũngbiết cách truy cập vào các trang web để tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Nhiều emđã có thể tự ôn tập hoặc tự kiểm tra kiến thức của mình qua các bài trắcnghiệm, những đề thi học sinh giỏi từ các trang web phục vụ riêng cho giáo dụcvà tự quyết định chọn trường đại học, đao đẳng thi sao cho phù hợp với khả năngcủa mình…

Cũng theoông Lập thì bước tiếp theo của dự án là trong thời gian tới, Viettel sẽ phốihợp với Cục Công nghệ & Thông tin (Bộ Giáo dục & Đào tạo) để phát triểnthêm các dịch vụ, ứng dụng chạy trên hạ tầng kết nối của các trường như hệthống e-learning, hệ thống quản lý thông tin giáo dục, các ứng dụng blog chogiáo viên, thư viện sách điện tử…

Bài,ảnh: Lê Dung

ADQuảng cáo
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự án mạng Giáo dục tạo bước đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO